Rất nhiều người trong chúng ta cho rằng chiều cao của con người phụ thuộc hoàn toàn vào gen di truyền. Cha mẹ cao lớn sẽ sinh ra những đứa trẻ có chiều cao vượt trội và ngược lại. Nhưng vẫn chưa thực sự hiệu yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như thế nào? Có thực sự là di truyền quyết định chiều cao hay không? Tìm đáp án cho những băn khoăn này trong bài viết dưới đây của Vươn Cao Tầm Vóc nhé.
Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ như thế nào?
Di truyền là yếu tố được nhắc đến đầu tiên khi tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Thực tế, nó cũng đóng vai trò khá quan trọng trong việc quyết định một đứa trẻ có thể đạt được chiều cao tối đa là bao nhiêu khi trưởng thành.

Một đứa trẻ khi sinh ra sẽ có sự kết hợp gen giữa cha và mẹ. Trong hệ thống gen phức tạp của trẻ, sẽ có khoảng 700 gen di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Các gen này tác động đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng tại tuyến yên – hormone chi phối sự tăng trưởng xương, một số gen lại ảnh hưởng đến sụn tăng trưởng ở 2 đầu xương dài. Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Nếu xảy ra sự rối loạn về gen và nhiễm sắc thể trong quá trình hình thành và phát triển bào thai, đứa trẻ có thể mắc phải một số bệnh, hội chứng bẩm sinh. Rất nhiều bệnh lý trong số đó, khiến trẻ chỉ có chiều cao khiêm tốn dưới mức trung bình. Điển hình có hội chứng Down, Turner, Seckel Cell…
Do đó, có thể khẳng định sự liên quan mật thiết giữa gen di truyền và chiều cao của trẻ. Chiều cao của cha mẹ ảnh hưởng một phần đến chiều cao tối đa mà trẻ đạt được khi trưởng thành. Tuy nhiên, không phải cứ cha mẹ cao là con cao, cha mẹ thấp lùn thì con cũng có vóc dáng nhỏ bé. Ngoài di truyền, vẫn có nhiều yếu tố khác tham gia chi phối sự phát triển chiều cao của trẻ.
Gen di truyền chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao?
Tỉ lệ mức độ tác động của gen di truyền đến chiều cao vẫn chưa có sự thống nhất và chắc chắn. Vẫn đang có rất nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của gen đối với chiều cao và cách dự đoán chiều cao của trẻ dựa trên di truyền.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học tại Việt Nam tin rằng, di truyền không chiếm tỉ lệ quá lớn trong các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, khoảng 23%, ít hơn so với dinh dưỡng (32%). Rất nhiều trẻ em dù cha mẹ có chiều cao khiêm tốn, nhưng trẻ vẫn có chiều cao nổi bật. Trường hợp khác, các trẻ sinh đôi dù có gương mặt giống nhau khó phân biệt nhưng vẫn có sự chênh lệch chiều cao nhất định.

Việc nắm được gen di truyền chiếm bao nhiêu phần trăm chiều cao giúp cha mẹ xác định được gen di truyền không tác động hoàn toàn đến chiều cao. Nếu biết cách chăm sóc trẻ khoa học, con vẫn có thể cao lớn vượt trội dù cha mẹ chỉ có chiều cao trung bình.
Các yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ
Ngoài di truyền, chiều cao của trẻ còn chịu sự tác động của một số yếu tố khác sau đây:
Dinh dưỡng
Không phải di truyền mà dinh dưỡng mới chính là yếu tố tác động lớn nhất đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Dinh dưỡng cung cấp nguyên liệu cho xương, giúp xương tăng trưởng về chiều dài và chiều dày, tăng mật độ xương. Nếu trẻ ăn uống kém, chỉ ăn một số thực phẩm mà con thích hoặc thường xuyên ăn những thực phẩm gây cản trở phát triển, có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Việc chăm sóc dinh dưỡng để tăng chiều cao phải được thực hiện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Chế độ ăn cần có sự đa dạng về dưỡng chất: đạm, tinh bột, chất béo, vi khoáng. Trong đó, ưu tiên thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin K, magie, kẽm… Một số thực phẩm có lợi cho chiều cao, cha mẹ nên cho con ăn thường xuyên: Sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, thịt gà, trứng gà, rau xanh…
Vận động
Vận động thường xuyên và đúng cách sẽ rất tốt cho sức khoẻ và quá trình phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ. Ước tính, vận động sẽ ảnh hưởng khoảng 20% chiều cao của con.
Quá trình vận động kích thích khoáng hóa xương, tăng mật độ xương và thúc đẩy xương tăng trưởng. Sau khi vận động, tuyến yên cũng sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, cải thiện chiều cao nhanh chóng.

Cha mẹ nên khuyến khích trẻ dành khoảng 45 – 60 phút/ngày cho hoạt động thể chất. Tuỳ vào độ tuổi, sở thích và sức khoẻ của trẻ mà cha mẹ giúp con lựa chọn môn thể thao phù hợp. Một số gợi ý môn thể thao tăng chiều cao tốt các bạn có thể tham khảo là: Bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, đạp xe, đu xà đơn, bóng chuyền, bóng rổ…
Giấc ngủ và môi trường sống
Giấc ngủ và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khá nhiều, đặc biệt là giấc ngủ. Đi ngủ sớm và ngủ đủ nhu cầu hằng ngày giúp tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng thuận lợi, tăng lượng hormone tăng trưởng mà cơ thể nhận được, hỗ trợ chiều cao phát triển hết tiềm năng.
Cha mẹ nên theo dõi thói quen đi ngủ của con, khuyến khích con ngủ sớm và đủ giấc mỗi ngày. Nhu cầu giấc ngủ ở mỗi độ tuổi của trẻ cụ thể như sau:
– Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 12 – 13 tiếng/ngày
– Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 11 – 12 tiếng/ngày
– Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 10 – 11 tiếng/ngày
– Trẻ từ 12 – 18 tuổi: 9 – 9.5 tiếng/ngày
Thời điểm phù hợp để trẻ bắt đầu ngủ là từ 21h – 22h hằng ngày, với trẻ có độ tuổi càng nhỏ thì càng nên đi ngủ sớm vì nhu cầu giấc ngủ cao hơn. Vào ban ngày, không nên để trẻ ngủ quá nhiều, có thể khiến trẻ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc.
Sức đề kháng và bệnh tật
Tình trạng sức khỏe của trẻ từ nhỏ đến lớn ổn định, ít ốm vặt, trẻ sẽ có cơ hội đạt chuẩn chiều cao khi trưởng thành vì sức đề kháng và chiều cao có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sức đề kháng tốt không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, cha mẹ nhàn hơn khi chăm sóc con mà còn giúp con phát triển chiều cao thuận lợi hơn. Do đó, cần chú ý chăm sóc sức khoẻ và cải thiện sức đề kháng cho trẻ, bổ sung dinh dưỡng khoa học, giàu vitamin C để con phát triển chiều cao tốt hơn.

Trẻ mắc phải các bệnh bẩm sinh như rối loạn sản xuất hormone tăng trưởng, rối loạn di truyền, tim bẩm sinh… quá trình phát triển của chiều cao cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Trẻ có rất ít cơ hội để đạt chuẩn chiều cao khi trưởng thành.
Tâm lý
Ít ai biết rằng trạng thái tâm lý của trẻ cũng tác động đến sự tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Trẻ lớn lên trong môi trường gia đình, giáo dục lành mạnh, vui vẻ, giúp con có trạng thái tinh thần tốt, thoải mái ăn uống và vận động, học tập hiệu quả, chiều cao cũng phát triển hết tiềm năng.
Ngược lại, trẻ lớn lên trong môi trường phức tạp, áp lực từ gia đình và trường học lớn khiến trẻ căng thẳng, thậm chí trầm cảm. Lúc này, trẻ thường có xu hướng ăn uống không khoa học, lười vận động và đặc biệt là mất ngủ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ.
Cha mẹ nên cố gắng tạo điều kiện cho con học tập thoải mái, có thời gian vui chơi ngoài giờ học, gặp gỡ bạn bè… Điều này vừa có lợi cho sức khỏe, tiếp thu kiến thức, vừa giúp con phát triển chiều cao tối đa.
Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ nhưng không đóng vai trò quyết định. Dù cha mẹ thấp bé vẫn có thể nuôi con cao đạt chuẩn nếu biết cách. Áp dụng những thông tin bài viết sẽ giúp cha mẹ nuôi dạy con thuận lợi và an tâm hơn.