Vận động thường xuyên là điều kiện cần thiết để chiều cao phát triển hết tiềm năng. Trong các hình thức vận động, uốn dẻo được nhiều người yêu thích và mong muốn tập luyện. Tuy nhiên, họ cũng băn khoăn uốn dẻo cơ thể có tăng chiều cao không, có tốt cho vóc dáng hay không? Uốn dẻo có những lợi ích gì, tác động như thế nào đến chiều cao cũng như sức khỏe? Bài viết dưới đây của suatangchieucao.com chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này nhé.
Uốn dẻo là môn gì?
Không chỉ là một môn thể thao, uốn dẻo còn tượng trưng cho một lĩnh vực nghệ thuật, sáng tạo đặc biệt của con người. Bộ môn này yêu cầu người tập phải thực hiện những động tác co gập, vặn người, uốn cong cơ thể. Người muốn tập được bộ môn này phải có một cơ thể mềm mại, linh hoạt, kết hợp cùng khả năng chịu đựng tốt để các cơ, xương, khớp dần dần thích ứng với các bài tập uốn cong.
Uốn dẻo mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như thúc đẩy xương khớp linh hoạt, tăng sức chịu đựng cho xương, cải thiện tư thế, giảm đau lưng. Đặc biệt, bài tập uốn dẻo giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra tốt hơn, tăng cường sức khỏe tim mạch, hỗ trợ vận chuyển dinh dưỡng trong cơ thể. Mặt khác, bộ môn uốn dẻo kích hoạt quá trình sản xuất chất lỏng hoạt dịch, bôi trơn khớp, giảm tỉ lệ viêm khớp, đau nhức xương khớp khi vận động nhiều.

Dù bạn là người đặc biệt yêu thích bộ môn uốn dẻo thì quá trình luyện tập cũng không mấy dễ dàng. Muốn trở thành một vận động viên, người biểu diễn uốn dẻo chuyên nghiệp, chúng ta phải khổ luyện trong thời gian dài, bắt đầu từ khi còn nhỏ. Uốn dẻo còn là bài tập bổ trợ cần thiết trong quá trình tập múa battle, múa đương đại, thể dục dụng cụ, yoga…
Hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp bộ môn uốn dẻo trong các chương trình biểu diễn tạp kỹ, xiếc, biểu diễn nghệ thuật. Nhiều vận động viên, nghệ sĩ chuyên nghiệp có thể thực hiện những động tác uốn dẻo cơ thể vô cùng tài tình, nằm ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, góp phần truyền cảm hứng và khơi gợi sự tò mò của người xem đối với bộ môn nghệ thuật này.
Đối tượng nào phù hợp môn uốn dẻo?
Về lý thuyết, bất kỳ ai có hứng thú đều có thể tập luyện uốn dẻo. Tuy nhiên, độ tuổi càng cao thì hiệu quả tập luyện sẽ càng thấp, thời gian tập luyện và độ đau đớn sẽ càng cao. Việc tập luyện bộ môn uốn dẻo cần bắt đầu càng sớm càng tốt. Khuyến khích tập luyện uốn dẻo trong độ tuổi thiếu nhi, dưới 16 tuổi. Đặc biệt, ngay từ nhỏ khoảng 3-5 tuổi, nhiều bạn đã làm quen và bắt đầu tập luyện uốn dẻo chuyên nghiệp.
Nhiều người cho rằng nữ giới tập luyện uốn dẻo sẽ thuận lợi hơn nam giới do cơ thể của nữ thường mềm mại, uyển chuyển hơn. Tuy nhiên, dù bạn có năng khiếu uốn dẻo hay không thì sự kiên trì và quyết tâm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tập luyện.
Dù bạn tìm đến bộ môn uốn dẻo để hỗ trợ các bộ môn khác như múa, yoga… hay muốn theo đuổi uốn dẻo chuyên nghiệp thì vẫn nên ưu tiên tập luyện càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ giảm thiểu sự đau đớn, thời gian tập luyện, đạt hiệu quả cao hơn.
Uốn dẻo cơ thể có tăng chiều cao không?
Vận động là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn cải thiện chiều cao. Hầu hết các hình thức vận động đều hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tốt nếu bạn tập luyện đúng cách. Tuy nhiên, hiệu quả tác động ở mỗi bộ môn thể thao lại khác nhau.
Những môn thể thao đòi hỏi người tập phải di chuyển thường xuyên, bật nhảy liên tục hay kéo căng cơ thể sẽ có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng chiều cao tốt nhất. Điển hình bao gồm bơi lội, chạy bộ, nhảy dây, đu xà, bóng chuyền, bóng rổ…

Đối với uốn dẻo, quá trình tập luyện chúng ta cũng phải kéo căng cơ, duỗi thẳng chân hoặc uốn cong cột sống. Những yếu tố này cũng tác động đến sự hình thành xương mới, kích thích xương dài ra. Mặt khác, bài tập uốn dẻo cũng giúp cải thiện tình trạng cong lưng, gù lưng, giúp cột sống duy trì các điểm cong tự nhiên. Hình dáng cột sống đúng chuẩn cũng giúp dáng người cao ráo hơn, có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao.
Chiều cao của chúng ta chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố gồm di truyền, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống… Tập luyện uốn dẻo nói chung hay các môn thể thao khác khó có thể giúp chiều cao phát triển vượt ngưỡng di truyền quy định. Các bạn cần phải chú ý đảm bảo đồng thời các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao kể trên, chiều cao mới phát triển hết tiềm năng.
Các tư thế uốn dẻo giúp cải thiện chiều cao hiệu quả?
Để uốn dẻo tăng chiều cao, các bạn có thể lựa chọn các bài tập uốn dẻo đơn giản sau đây:
Bài tập uốn dẻo tư thế chim bồ câu
- Ngồi trên thảm, chân trái gập lại, chân phải duỗi thẳng ra sau
- Đặt tay tự nhiên theo thân người
- Giữ lưng và đầu thẳng, mắt nhìn thẳng
- Giữ tư thế trong 15 giây rồi thả lỏng

Bài tập uốn dẻo tư thế nằm ngửa kéo chân
- Chuẩn bị ở tư thế nằm ngửa trên thảm, tay chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân
- Nâng chân phải lên cao, tay phải nắm lấy ngón chân phải
- Kéo chân phải về càng gần đầu càng tốt có thể chạm được sàn
- Giữ tư thế càng lâu càng tốt
- Thả lỏng và trở về tư thế chuẩn bị
- Lặp lại với chân trái
Bài tập uốn dẻo tư thế con châu chấu
- Chuẩn bị ở tư thế nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, hơi khép lại với nhau, hai tay chống cạnh người
- Nâng chân lên cao hết cỡ, đưa ra tay ra sau và duỗi thẳng
- Giữ cơ thể thăng bằng trong thời gian lâu nhất
Bài tập uốn dẻo tư thế con thuyền
- Ngồi thẳng lưng, đầu gối gập lại, bàn chân nằm sát mông, tay đặt nhẹ trên thảm
- Nâng 2 chân lên cao, duỗi thẳng ra
- Lưng ngả về sau, hơi cuộn lưng lại không nên duỗi thẳng, tay đưa ra phía trước song song với nhau, chạm vào cẳng chân
- Siết cơ bụng, giữ tư thế trong 15 giây, sau đó thả lỏng rồi hạ chân xuống

Bài tập uốn dẻo tư thế nửa vầng trăng
- Chống 2 bàn tay và bàn chân xuống thảm, lưng duỗi thẳng
- Nghiêng người sang trái, nâng chân trái và tay trái lên cao
- Hướng mắt theo ngón tay trái
- Nâng cao chân trái sao cho chân và lưng có thể tạo thành một đường thẳng
- Giữ tư thế trong ít nhất 45 giây rồi từ từ thả lỏng
Bài tập uốn dẻo tư thế rắn hổ mang
- Nằm sấp,, hai chân mở rộng, hai tay chống cạnh người, kề ngực
- Nâng cao phần thân trên bằng lực từ tay, ngửa cổ ra ra
- Uốn cong lưng hết cỡ, siết chặt chân xuống mặt sàn
- Giữ tư thế uốn cong người lâu nhất có thể
Bài tập uốn dẻo tư thế cánh cung
- Nằm sấp, hai tay đặt dọc theo cơ thể, chân duỗi thẳng
- Nâng 2 chân lên cao càng gần mông càng tốt
- Hai tay nắm lấy cổ chân hoặc bàn chân, kéo căng người
- Nâng đầu, ngực lên cao, mắt nhìn thẳng

Bài tập gập người về phía trước
- Đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng hông
- Uốn cong người về phía trước, giữ lưng thẳng, hai tay nắm lấy cổ chân hoặc chạm xuống mặt sàn
- Giữ tư thế này trong 30 giây, sau đó thả lỏng và đứng dậy
Tập uốn dẻo cơ thể cải thiện chiều cao cần lưu ý gì?
Quá trình tập uốn dẻo cơ thể, các bạn nên chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
– Uốn dẻo để tăng chiều cao tại nhà so với uốn dẻo chuyên nghiệp đơn giản hơn rất nhiều. Nếu bạn yêu thích uốn dẻo và mong muốn cải thiện chiều cao nhờ các bài tập này, có thể tự xem các video, bài tập hướng dẫn và thực hiện theo. Khi muốn theo đuổi uốn dẻo chuyên nghiệp, nên đăng ký tập luyện tại các trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp.
– Trước mỗi buổi tập luyện uốn dẻo, cần khởi động thật kỹ để cơ thể sẵn sàng căng dãn
– Trong thời gian đầu tập luyện, không nên gây áp lực cho cơ thể quá nhiều, có thể gây ra chấn thương
– Chú ý duy trì nhịp thở đều đặn trong khi tập luyện để tăng hiệu quả uốn dẻo và giúp cơ bắp thư giãn
– Nên lắng nghe cơ thể trong suốt quá trình tập luyện. Nếu cảm thấy đau đớn và khó chịu vượt ngưỡng chịu đựng, nên dừng lại và bắt đầu khi đã ổn.
– Uống đủ nước trước, trong và sau mỗi khi tập uốn dẻo
– Nên kết hợp đa dạng các bài tập uốn dẻo để kích thích các nhóm cơ khác nhau và tăng cường sự linh hoạt cho cơ thể.
– Tập luyện uốn dẻo tăng chiều cao cần sự kiên trì, quyết tâm không bỏ cuộc. Nếu bạn không thuộc tuýp người nhẫn nại và kiên trì, khó có thể tập luyện được bộ môn này.
– Kết hợp tập luyện bài tập uốn dẻo tăng chiều cao với các bộ môn thể thao có lợi cho chiều cao khác để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng tốt.
– Chú ý ăn uống đủ chất, uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý để hỗ trợ chiều cao phát triển hết tiềm năng.
Uốn dẻo là bộ môn hỗ trợ tăng trưởng chiều cao hiệu quả nếu bạn duy trì tập luyện thường xuyên và đúng cách. Tích cực vận động mỗi ngày còn giúp bạn có nền tảng sức khỏe tốt, thể lực ổn định để học tập và làm việc hiệu quả hơn.