Chủ quan với tình trạng con béo phì, thừa cân có thể khiến con gặp phải nhiều bất lợi trong sức khoẻ, cuộc sống. Nhiều cha mẹ vẫn chưa biết đến các tác hại của béo phì đối với trẻ em và trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ sức ảnh hưởng của béo phì đến quá trình phát triển chiều cao cũng như sức khoẻ của trẻ.
Béo phì là gì?
Béo phì là tình trạng khá phổ biến hiện nay. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết toàn cầu có đến hơn 340 triệu trẻ em trong độ tuổi 5-19 tuổi bị thừa cân hay béo phì. Đây là tình trạng chất béo trong cơ thể tích tụ quá mức, bất thường, cân nặng vượt chuẩn so với độ tuổi và chiều cao thực tế. Nam giới béo phì thường tích tụ mỡ ở gáy, cổ, mặt, ngực, bụng trên rốn. Với nữ giới, mỡ thường tập trung ở đùi, mông, cẳng chân.
Không đơn giản là vấn đề thẩm mỹ, béo phì còn gây ra vô số hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khoẻ và đặc biệt là quá trình phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ.
Để biết con mình có đang bị béo phì hay không, cha mẹ có thể tham khảo bảng cân nặng chuẩn theo tuổi ở trẻ em dưới đây:


Ảnh hưởng tiêu cực của thừa cân béo phì đến chiều cao của trẻ
Với trẻ em đang trong độ tuổi phát triển chiều cao, béo phì có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Rối loạn nội tiết tố
Ở trẻ béo phì dễ xảy ra tình trạng rối loạn nội tiết tố. Khi bị thừa cân, cơ thể có xu hướng sản xuất ra nhiều hormone leptin hơn. Loại hormone này kích thích cơ thể xuất hiện các dấu hiệu dậy thì. Khi trẻ nhỏ bị béo phì có nguy cơ cao bị dậy thì sớm hơn bình thường.
Trẻ dậy thì sớm có ít thời gian để phát triển chiều cao hơn, xương ngừng phát triển sớm. Do đó, khó có cơ hội đạt chuẩn chiều cao dù thời điểm hiện tại trẻ có thể cao hơn các bạn cùng tuổi.
Rối loạn nội tiết tố cũng ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng (GH) tại tuyến yên. Lượng hormone này tiết ra ít hơn sẽ khiến quá trình phát triển chiều cao diễn ra chậm hơn do đây là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển chiều cao.
Giảm khả năng hấp thu canxi
Canxi là thành phần quan trọng trong cấu tạo xương, chiếm hơn 50% trọng lượng xương khô. Nếu trẻ bị béo phì, quá trình hấp thụ canxi tự nhiên có thể bị cản trở. Lượng mỡ thừa cao cản trở quá trình hấp thu canxi, khiến cơ thể không hấp thụ hết canxi được bổ sung từ thực phẩm. Lâu dài xương sẽ chậm phát triển, yếu, dễ gãy hơn.
Gây áp lực lên hệ xương khớp
Hệ xương là bộ khung nâng đỡ cơ thể. Nếu trọng lượng cơ thể quá lớn, trong khi hệ xương vẫn còn yếu do trẻ còn ít tuổi có thể gây áp lực lên xương, phải gánh đỡ khối lượng cơ thể vượt khả năng của mình. Do đó, trẻ béo phì có nguy cơ cao gặp các vấn đề về xương khớp như gù, vẹo cột sống. Tình trạng này không chỉ khiến vóc dáng của trẻ mất đi độ thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chiều cao.

Hạn chế vận động
Những trẻ béo phì thường có xu hướng lười vận động, ít tham gia các hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. Do khối lượng cơ thể lớn, quá trình vận động thể chất dễ làm trẻ mệt mỏi, đuối sức, lâu dần trẻ hạn chế vận động hơn. Trong khi đó, vận động thể thao hằng ngày là một yếu tố hỗ trợ chiều cao tăng trưởng nhanh chóng.
Giải pháp giúp trẻ thừa cân béo phì phát triển chiều cao
Trong trường hợp con bị thừa cân, béo phì, để chiều cao vẫn phát triển tốt, cha mẹ nên áp dụng những phương pháp sau trong quá trình chăm sóc con hằng ngày:
Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý
Không nên áp dụng chế độ ăn uống kiêng khem quá mức đối với trẻ em bị béo phì. Vì ở độ tuổi này, trẻ vẫn cần nhiều năng lượng để hoạt động, vui chơi, học tập và phát triển thể chất
Thực đơn ăn uống hằng ngày vẫn phải có sự đa dạng về thực phẩm, cung cấp đủ các nhóm chất chính như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, nên kiểm soát tốt nhóm tinh bột và chất béo, không nên cho trẻ ăn quá nhiều cơm, cháo, bún, phở hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ như thức ăn nhanh, đồ chiên rán, hay các món nhiều đường, nhiều gia vị.

Nên ưu tiên bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển chiều cao như canxi, vitamin D, protein,… Cho con ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ, có lợi cho tiêu hoá. Một số thực phẩm giúp trẻ tăng trưởng chiều cao tốt gồm có cá hồi, cá trích, tôm, cua đồng hoặc cua biển, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ. Cho con uống sữa và ăn các sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai hằng ngày.
Không nên cho con ăn quá nhiều trong 1 bữa mà cần chia nhỏ bữa ăn, ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa.
Tăng cường vận động
Đối với trẻ béo phì, việc vận động rất quan trọng, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và calo, kích thích trao đổi chất, hỗ trợ giảm cân nhanh chóng. Trẻ vận động thường xuyên còn có lợi cho sự phát triển chiều cao khi giúp xương tích luỹ khoáng chất tốt hơn, tăng mật độ xương, kích thích tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng.
Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi và sở thích ít nhất 60 phút mỗi ngày. Một số môn thể thao giúp giảm cân và tăng chiều cao tốt như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, yoga, bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá…
Ngủ đủ giấc
Thức khuya cũng là một yếu tố kích thích trẻ hình thành thói quen ăn khuya và tăng cân nhanh hơn. Nó cũng gây hại cho sự phát triển chiều cao. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản sinh hormone tăng trưởng. Ngủ sớm trước 22h và ngủ đủ giấc hằng ngày sẽ giúp tuyến yên tiết ra được nhiều hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển cơ và xương giúp chiều cao tăng lên.
Trẻ cần ngủ đủ 8 – 10 tiếng mỗi ngày để phát triển chiều cao tối ưu và chăm sóc sức khỏe tốt. Để con có giấc ngủ ngon, cha mẹ nên chú ý chuẩn bị không gian ngủ thoải mái cho con với giường ngủ riêng, phòng ngủ sạch sẽ gọn gàng, không có ánh sáng hay tiếng ồn ảnh hưởng đến trẻ.

Theo dõi sức khỏe định kỳ
Ngay khi con có dấu hiệu béo phì, cha mẹ có thể đưa con đi thăm khám sức khỏe để xác định mức độ béo phì hiện tại và trao đổi thông tin để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Định kỳ 3-6 tháng, các bạn cũng cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển chiều cao và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần thiết. Các bác sĩ, chuyên gia cũng sẽ hỗ trợ tư vấn cách chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp với tình hình của trẻ hiện tại, giúp con kiểm soát cân nặng tốt hơn và cải thiện chiều cao nhanh chóng.
Sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao
Để chiều cao của con phát triển tốt hơn, ngăn ngừa việc dậy thì sớm ở trẻ béo phì làm ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ có thể tìm hiểu và cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao.
Với thành phần chính chủ yếu là các dưỡng chất ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương như canxi, vitamin D, kẽm, magie, phốt pho, collagen type 2… sản phẩm tăng chiều cao giúp xương tăng trưởng nhanh hơn mà không khiến trẻ tăng cân. Kết hợp sử dụng sản phẩm với chế độ ăn uống khoa học, vận động thể thao hằng ngày sẽ giúp trẻ kiểm soát cân nặng hiệu quả và thúc đẩy tăng trưởng chiều cao tốt hơn.

Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý lựa chọn sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao uy tín, không chứa thành phần kích thích trẻ ăn nhiều hơn. Hạn chế mua hàng trôi nổi không rõ xuất xứ, vừa khiến mất tiền oan mà còn gây hại cho trẻ.
Béo phì ở trẻ em không phải là vấn đề có thể xem nhẹ. Bên cạnh việc khiến trẻ kém tự tin, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, béo phì còn là nguyên nhân làm chiều cao kém phát triển. Do đó khi nhận thấy cân nặng của con vượt chuẩn, cha mẹ nên ngay lập tức có biện pháp giảm cân và tăng chiều cao phù hợp với con, giúp con sớm về cân nặng chuẩn và phát triển chiều cao thuận lợi.