Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Hầu hết cha mẹ đều lo lắng con mình bị nhẹ cân, nhưng lại khá chủ quan khi con thừa cân, béo phì, cho rằng trẻ em mũm mĩm là điều tốt. Tuy nhiên, thừa cân béo phì là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không và các tác động của thừa cân đối với trẻ là gì sẽ được suatangchieucao.com chúng tôi chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Thừa cân béo phì là gì?

Thừa cân, béo phì là tình trạng mỡ thừa quá mức trong cơ thể do năng lượng nạp vào cao hơn so với năng lượng tiêu hao trong thời gian dài. Mỡ thường tích tụ ở bụng, đùi, mông, bắp tay, cổ…

Béo phì ở trẻ em tại Việt Nam hiện nay rất phổ biến, nhất là khu vực thành thị. Trong 10 năm, từ 2011 – 2021, tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% lên 19% (nhóm trẻ 5 đến 19 tuổi). Trung bình cứ 5 bạn trong độ tuổi 5-19, sẽ có 1 bạn béo phì.

Béo phì xảy ra khi năng lượng nạp vào cao hơn năng lượng tiêu hao
Béo phì xảy ra khi năng lượng nạp vào cao hơn năng lượng tiêu hao

Nguyên nhân chính gây ra béo phì ở trẻ em là do chế độ ăn uống không hợp lý, ít hoạt động thể lực. Năng lượng nạp vào nhiều nhưng năng lượng tiêu hao ít. Phần năng lượng dư thừa sẽ được chuyển thành mỡ, tích lũy trong các khu vực trong cơ thể.

Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo, đạm có liên hệ chặt chẽ đến thừa cân béo phì. Trẻ lười vận động thể lực (chơi thể thao, chạy nhảy), tăng hoạt động tĩnh (nằm, ngồi chơi điện tử), khiến quá trình tiêu hao năng lượng giảm, tăng tích lũy mỡ, rối loạn hoạt động hormone… Trẻ ngủ ít, mất ngủ cũng có thể gây ra tình trạng béo phì do rối loạn hormone.

Ảnh hưởng của thừa cân béo phì đối với sức khỏe của trẻ

Thừa cân béo phì gây ra vô số hệ luỵ đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ:

– Tâm lý: Trẻ dễ bị tự ti, xấu hổ do bị bạn bè trêu chọc, xa lánh bạn bè, khó hòa nhập trong môi trường tập thể, ảnh hưởng xấu đến thành tích học tập.

– Mệt mỏi, đuối sức: Mỡ tích tụ nhiều tại các vùng bụng, mông, ngực… khiến trẻ mệt mỏi, khó thở khi vận động, đau âm ỉ các chi.

– Dậy thì sớm: Trẻ béo phì có xu hướng dậy thì sớm hơn bạn cùng tuổi. Khi cơ thể tích tụ quá nhiều chất béo sẽ kích thích sản sinh ra leptin, thúc đẩy quá trình dậy thì ở trẻ trong khi độ tuổi vẫn còn nhỏ. Dậy thì sớm có thể khiến trẻ và cha mẹ chưa có sự chuẩn bị tốt, trẻ chưa biết cách chăm sóc hay vệ sinh cơ thể, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, sinh sản và tâm lý của trẻ.

Trẻ béo phì thường tự ti, khép mình, ít hoà đồng
Trẻ béo phì thường tự ti, khép mình, ít hoà đồng

– Bệnh lý: Với trẻ bị béo phì, có nguy cơ cao mắc các bệnh xương khớp do khung xương chịu áp lực lớn, bệnh tim mạch do hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, bệnh hô hấp do mỡ tích tụ ở cơ quan hô hấp, bệnh tiêu hoá do mỡ thừa bám ở thành ruột…

Suy giảm miễn dịch: Trẻ bị béo phì cũng có hệ miễn dịch kém linh hoạt hơn nên rất dễ bị ốm, mắc bệnh truyền nhiễm…

Trẻ thừa cân béo phì có ảnh hưởng đến chiều cao không?

Trẻ bị thừa cân béo phì trong thời thơ ấu, rất khó đạt được chiều cao chuẩn khi trưởng thành do các yếu tố sau:

– Áp lực lên hệ xương: Trẻ bị thừa cân, hệ xương phải chịu áp lực rất lớn đến từ trọng lượng cơ thể. Do đó, xương khó có thể phát triển bình thường, dễ bị tổn thương và tổn thương nặng hơn khi không may bị ngã, dẫn đến chiều cao tăng trưởng kém.

– Rối loạn hormone tăng trưởng: Trẻ bị béo phì thường gặp tình trạng rối loạn hormone, bao gồm hormone tăng trưởng. Hormone tăng trưởng trực tiếp điều khiển sự phát triển của hệ xương. Nếu lượng hormone này tiết ra quá ít, sẽ cản trở xương phát triển, khiến chiều cao tăng trưởng chậm.

– Rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng: Thừa cân béo phì có thể gây ra rối loạn cung cấp dinh dưỡng trong cơ thể, khiến quá trình hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao không đạt hiệu quả tốt, xương phát triển chậm.

– Vận động khó khăn: Với cân nặng quá cao làm cho cơ thể trẻ trở nên nặng nề, ì ạch, khó có thể vận động linh hoạt. Trẻ cũng nhanh mệt hơn, dần hình thành xu hướng lười vận động. Trong khi đó, vận động quyết định đến 20% trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Cách tăng chiều cao cho trẻ bị thừa cân, béo phì

Nếu con của bạn đang bị thừa cân, béo phì, để giúp con tăng trưởng chiều cao tốt, cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau:

– Kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ: Cha mẹ nên kiểm soát  loại thực phẩm trong bữa ăn, lượng thức ăn mỗi ngày cũng như số lượng bữa ăn của trẻ để vừa đảm bảo tăng chiều cao, vừa giúp trẻ giảm cân. Nên hạn chế lượng tinh bột và chất béo trong khẩu phần ăn của trẻ, thay vào đó tăng rau xanh, sữa và các loại trái cây. Không cho trẻ ăn thức ăn nhanh, uống nước ngọt hay ăn các loại bánh ngọt.

Khuyến khích con ăn nhiều rau xanh, giảm tinh bột và chất béo
Khuyến khích con ăn nhiều rau xanh, giảm tinh bột và chất béo

– Tăng cường thực phẩm giàu canxi: Canxi là thành phần chính trong cấu trúc xương, ảnh hưởng đến mật độ xương và tốc độ phát triển xương. Nên tăng cường nhóm thực phẩm giàu canxi như: Sữa tươi, sữa chua, phô mai, rau màu xanh đậm, cá, tôm, trứng, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… vào thực đơn ăn uống hằng ngày để cung cấp canxi, giúp hệ xương tăng trưởng nhanh chóng.

– Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn: Trẻ béo phì có xu hướng lười vận động vì trẻ nhanh mệt hơn. Nhưng cha mẹ nên động viên con vận động nhiều hơn để hướng đến 2 mục tiêu: Giảm cân và tăng chiều cao. Khuyến khích con tập luyện 60 phút – 90 phút/ngày các môn thể thao tăng chiều cao nhanh như: Bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, nhảy dây… 

– Ngủ sớm và đủ giấc: Ở độ tuổi dậy thì, trẻ vừa hứng thú khám phá thế giới và các mối quan hệ mới, vừa bận rộn học tập nên thường có thói quen thức khuya, ngủ không đủ giấc. Trong khi đó, thức khuya làm cho tuyến yên giảm sản xuất hormone tăng trưởng, kích thích sản xuất hormone Thức khuya làm giảm tiêu mỡ và làm rối loạn quá trình sản xuất các hormon điều hòa ăn uống, lượng leptin giúp não có cảm giác no được tiết ra ít hơn nhưng tăng sản xuất ghrelin kích thích thèm ăn khiến con thèm ăn, ăn nhiều hơn. Nên động viên con đi ngủ trước 22h hằng ngày, ngủ đủ 8 – 9 tiếng/ngày để có chiều cao nổi bật và cân nặng đạt chuẩn.

– Cải thiện môi trường sống: Môi trường sống trong lành giúp con ít có nguy cơ ốm vặt hơn, phát triển tốt hơn. Không khí trong gia đình vui vẻ, thoải mái, các mối quan hệ bạn bè dễ chịu cũng có ý nghĩa tốt đối với sự phát triển chiều cao tự nhiên. Cha mẹ có thể thường xuyên trò chuyện, trao đổi với con về việc học tập, kết bạn, chia sẻ tầm quan trọng của cân nặng và chiều cao để bản thân con chủ động hơn trong việc giảm cân và có ý thức tăng chiều cao.

Cho con sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao
Cho con sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng tăng chiều cao

– Sử dụng sản phẩm tăng chiều cao: Sản phẩm tăng chiều cao chứa các thành phần có lợi cho sự phát triển của hệ xương, không chứa chất béo hay các dưỡng chất gây tăng cân, rất phù hợp để tăng chiều cao cho trẻ béo phì. Sử dụng sản phẩm tăng chiều cao là cách đơn giản và hiệu quả nhất để đảm bảo dinh dưỡng cho hệ xương phát triển tối đa, giúp con chinh phục chiều cao chuẩn trước khi chiều cao ngừng phát triển.

Chủ quan với tình trạng béo phì có thể khiến chiều cao của con phát triển chậm, dưới chuẩn. Cha mẹ nên can thiệp sớm khi nhận thấy con bị béo phì bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt hằng ngày khoa học, giúp con giảm cân và phát triển chiều cao thuận lợi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *