Trẻ em rất dễ gặp phải các vấn đề tiêu hoá do hệ tiêu hóa còn yếu, dễ tổn thương. Trước thực trạng này, không ít phụ huynh lo ngại trẻ mắc bệnh lý tiêu hoá có ảnh hưởng đến chiều cao không vì chế độ ăn uống hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong phát triển thể chất ở trẻ. Bài viết sau đây của Vươn Cao Tầm Vóc chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Một số bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở trẻ
Hệ tiêu hoá bao gồm nhiều cơ quan khác nhau: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại trạng, trực tràng, hậu môn. Các bộ phận hỗ trợ hệ tiêu hoá gồm có tuyến tụy, túi mật, gan.
Khi hệ tiêu hoá bị tổn thương do tác động từ bên ngoài hoặc các vấn đề từ trong cơ thể có thể phát sinh nhiều bệnh lý nguy hiểm. Một số bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em hiện nay:
Tiêu chảy
Đây là bệnh lý khá phổ biến không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Bệnh thường do virus hoặc vi khuẩn từ thực phẩm xâm nhập vào hệ tiêu hoá. Các triệu chứng phổ biến là đi ngoài phân lỏng nhiều lần (trên 3 lần/ngày), kèm theo các biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi, mất nước, đầy hơi.

Tiêu chảy kéo dài dễ khiến trẻ bị mất nước và điện giải, sức khỏe suy giảm. Khi con bị tiêu chảy cần bù nước cho con bằng Oresol, uống liên tục nhiều lần trong ngày. Nếu diễn biến nặng, nên đưa con đến cơ ở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
Bệnh tả
Bệnh tả vô cùng nguy hiểm, dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát. Biểu hiện của bệnh là tiêu chảy ra nước liên tục, không thể cầm được, phân có màu trắng đục. Ngoài ra còn bị nôn và đau bụng dữ dội. Điều này khiến trẻ bị mất nước, kiệt sức, thậm chí tử vong. Bệnh tả do vi khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra. Vi khuẩn này sinh sống trong những nơi bẩn, thức ăn ôi thiu, ruồi đậu vào. Do đó, cần giữ vệ sinh sạch sẽ trong nấu nướng, chế biến và bảo quản thức ăn của gia đình để tránh nhiễm khuẩn tả.
Rối loạn tiêu hoá
Bệnh do cơ vòng trong hệ tiêu hoá bị co thắt bất thường, dẫn đến đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện. Bé thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, bụng cồn cào khó chịu. Trẻ em rất dễ bị rối loạn tiêu hoá do hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện cấu trúc, lượng enzyme tiêu hoá ít. Sức đề kháng của trẻ vẫn còn yếu nên dễ bị loạn khuẩn tiêu hoá. Trẻ bị rối loạn tiêu hoá trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể không hấp thu được dinh dưỡng từ thực phẩm, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất.
Táo bón
Với bệnh táo bón, trẻ đi ngoài rất ít và mỗi lần đi ngoài rất khó khăn, bị đau bụng quặn thắt, rặn mạnh, đau rát, nứt kẽ hậu môn, chảy máu… Bệnh thường do chế độ ăn ít chất xơ, uống nước ít hoặc rối loạn chức năng đại tràng. Cha mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống nhiều nước để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị táo bón.

Tắc ruột
Bệnh tắc ruột khiến trẻ không thể đi ngoài, không xì hơi được với các biểu hiện là nôn, nôn ra dịch mật. Bệnh có thể do dị tật trong hệ tiêu hoá hoặc ruột bị xoắn. Nên đưa trẻ đi thăm khám sức khỏe trong trường hợp nghi tắc ruột.
Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ do vi khuẩn Amip và Shigella gây ra. Trẻ khi bị bệnh kiết lỵ đi ngoài ra phân rất ít, nhưng có kèm theo máu và chất nhầy. Trẻ cũng bị sốt, đau bụng, muốn đi ngoài liên tục. Không được điều trị kịp thời, trẻ bị kiết lỵ lả dần, hôn mê rồi tử vong.
Trẻ mắc bệnh lý tiêu hóa có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Tiêu hoá là hệ cơ quan rất quan trọng đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Cơ quan này tiếp nhận và xử lý thực phẩm để tạo ra dinh dưỡng mà cơ thể hấp thu được. Cơ thể sẽ sử dụng dinh dưỡng do hệ tiêu hóa mang đến để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày và phát triển thể chất.
Các bệnh lý tiêu hoá có thể làm gián đoạn quá trình cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, khiến trẻ không có đủ năng lượng để hoạt động, chậm phát triển chiều cao và cân nặng, thậm chí xuống cân do thiếu chất dài ngày.

Hệ xương không được cung cấp đủ canxi, vitamin D, kẽm, magie, phốt pho… sẽ không thể phát triển chiều dài, mật độ xương giảm dần, khiến xương yếu và dễ gãy hơn.
Bệnh còn khiến trẻ mệt mỏi, không thể vận động, vui chơi, học tập. Vào ban đêm, trẻ cũng không thể ngủ ngon giấc, tác động xấu đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng.
Do đó, trẻ mắc bệnh lý tiêu hoá sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Khi phát hiện con bị bệnh tiêu hoá, cần đưa con đi kiểm tra sức khoẻ và điều trị kịp thời, cải thiện chức năng tiêu hoá để con sinh hoạt bình thường, phát triển chiều cao và cân nặng thuận lợi.
Những cách chăm sóc trẻ bị bệnh lý tiêu hoá đạt chuẩn chiều cao
Điều trị bệnh tiêu hoá
Bước đầu tiên trong quá trình cải thiện chiều cao cho trẻ bị bệnh tiêu hóa là tập trung điều trị bệnh. Thời gian bị bệnh càng kéo dài sẽ làm giảm khả năng ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Nếu bệnh không được chữa trị, dù trẻ ăn nhiều thì hệ xương vẫn không có đủ dưỡng chất để tăng trưởng tối đa. Khi nghi ngờ con mắc phải các bệnh lý tiêu hóa, nên đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, xác định tình trạng bệnh và áp dụng phác đồ điều trị khoa học càng sớm càng tốt.
Bổ sung dinh dưỡng khoa học
Song song với điều trị bệnh lý tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ, đảm bảo bổ sung đủ dưỡng chất để cơ thể phục hồi tốt, tăng trưởng chiều cao thuận lợi. Chế độ ăn uống tăng chiều cao cho trẻ bị bệnh lý tiêu hóa phải cung cấp đủ 4 nhóm chất: Đạm, tinh bột, chất béo vi khoáng. Trong đó, chú ý bổ sung canxi, vitamin D, kẽm, phốt pho… vì đây là những dưỡng chất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ xương. Ngoài ra, nên kiểm soát thói quen ăn cay, ăn thức ăn nhanh, các loại đồ ăn đóng hộp, nước ngọt, rượu bia… vì đây là những sản phẩm có thể ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng chiều cao.

Chơi thể thao hằng ngày
Chơi thể thao hằng ngày thúc đẩy xương dài ra nhanh hơn, chắc khỏe hơn, hệ xương linh hoạt hơn mỗi ngày. Quá trình vận động kích thích xương tích lũy khoáng chất thuận lợi, cải thiện mật độ xương. Mặt khác, chơi thể thao còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, hô hấp hoạt động tốt, đào thải độc tố, giảm căng thẳng… rất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Hằng ngày, cha mẹ nên động viên trẻ chơi thể thao 45 – 60 phút. Một số môn thể thao có lợi cho chiều cao của trẻ như: Bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, nhảy dây, cầu lông, đạp xe, chạy bộ…
Ngủ sớm và đủ giấc
Ngủ sớm và đủ giấc rất quan trọng đối với sự phát triển chiều cao của trẻ. Khi đi ngủ trước 22h, trẻ sẽ thực sự ngủ sâu từ 23h trở đi, trùng với thời điểm tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng nhất trong ngày. Lượng hormone này càng nhiều, xương càng phát triển tốt, giúp chiều cao tăng lên.
Việc nghỉ ngơi phù hợp cũng nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh lý tiêu hóa và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Hằng ngày, trẻ cần được ngủ đủ 8-10 tiếng, ngủ ngon giấc. Nên dọn dẹp và bố trí phòng ngủ thoải mái, yên tĩnh, thoáng đãng để trẻ ngủ ngon và sâu giấc mỗi ngày.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Thực phẩm chức năng tăng chiều cao là dòng sản phẩm được yêu thích hiện nay trong việc cải thiện chiều cao cho trẻ. Sử dụng sản phẩm tăng chiều cao sẽ bổ sung thêm hàm lượng cao các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển chiều cao của trẻ như: Đạm, canxi, vitamin D, vitamin K, magie, kẽm, phốt pho… Các thành phần này bổ sung nguyên liệu cho hệ xương phát triển nhanh về kích thước, tăng mật độ xương. Một số sản phẩm còn có thêm những thành phần chăm sóc sức khỏe cho trẻ như thảo dược, men vi sinh, acid amin, omega-3-6-9… giúp nâng cao sức khỏe, thể lực cho trẻ. Nên tìm hiểu thật kỹ thông tin sản phẩm tăng chiều cao, chỉ mua và cho con sử dụng các sản phẩm uy tín, chất lượng, được kiểm định an toàn.
Những bệnh lý tiêu hóa có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Do đó, cha mẹ nên chú ý theo dõi và kịp thời phát hiện các biểu hiện nghi ngờ bệnh. Nếu trẻ bị bệnh, nên lập tức đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị bệnh càng sớm càng tốt để con phát triển khỏe mạnh và đạt chuẩn chiều cao.