Chiều cao và cân nặng phản ánh sức khỏe của trẻ, dựa vào đó cha mẹ có những biện pháp cải thiện hay duy trì các cách chăm con để giúp trẻ khôn lớn và khỏe mạnh hơn. Vậy trẻ học lớp 3 sẽ có cân nặng và chiều cao chuẩn là bao nhiêu?
Trẻ học lớp 3 là bao nhiêu tuổi?
Tuỳ theo quy định từ mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ có những tiêu chí xác định về độ tuổi đi học. Tại Việt Nam, trẻ 8 tuổi được xác định đang học ở trình độ tiểu học với mức năng lực của trẻ học lớp 3.

Lớp 3 cao bao nhiêu là chuẩn?
Bé trai
129cm là mức chiều cao chuẩn đối với các bé trai bước vào lớp 3. Ngoài ra chỉ số an toàn về chiều cao của trẻ trong độ tuổi này cũng được xác định thấp nhất là 116cm và cao nhất là 138cm.
Bé gái
Tuy cùng một độ tuổi phát triển, thế nhưng các bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn các bé trai tầm 0,2 – 0,5cm với chiều cao chuẩn là 126cm. Trong đó, khoảng chiều cao thấp nhất đạt ngưỡng an toàn là 116cm và cao nhất là 138cm.
Lớp 3 cân nặng bao nhiêu là chuẩn?
Liên quan đến sức khỏe, ngoài chỉ số chiều cao rất nhiều cha mẹ cũng quan tâm và chăm sóc chỉ số cân nặng cho trẻ thông qua các bữa ăn, bổ sung sữa và các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.

Bé trai
129cm sẽ là chiều cao chuẩn của bé trai và đồng thời cũng có trọng lượng đạt chuẩn là 25kg, trong đó khoảng trọng lượng an toàn thấp nhất sẽ là 19kg và cao nhất là 35kg. Cha mẹ cần theo dõi và ghi chú chi tiết các chỉ số phát triển về cân nặng của trẻ, nếu có dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến các cơ sở khám bệnh.
Bé gái
So với các bé trai, các bé gái học lớp 3 sẽ có chỉ số là 24,8kg với khoảng cân nặng an toàn nằm trong khoảng từ 18 – 36kg.
Tiết lộ các cách tăng chiều cao cho trẻ lớp 3 hiệu quả?
– Ngủ
Giấc ngủ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng đồng thời 1 giấc ngủ ngon, sâu và đúng giờ còn là điều kiện cần thiết giúp cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng giúp tăng mật độ và kéo dài các mô xương.
– Thể thao
15-30 phút là khoảng thời gian mỗi ngày mà cha mẹ cần khuyến khích duy trì tập luyện hàng ngày để giúp cơ thể gia tăng sức khoẻ, sự linh hoạt, dẻo dai khi vận động. Tangchieucao.net gợi ý các phụ huynh một vài bộ môn thích hợp cho độ tuổi lên 8 tập luyện như nhảy dây, hít xà, bơi, đạp xe, yoga, võ thuật, đạp xe…
– Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là “chìa khóa vàng” giúp trẻ thoát khỏi tự ti và mặc cảm khi sở hữu vóc dáng thấp còi. Dinh dưỡng trọn vẹn hỗ trợ cơ thể trẻ hấp thụ, chuyển hoá và nhanh chóng vận chuyển các dưỡng chất cần thiết cho các cơ quan và nội tạng. Nhờ vào đó, xương được cung cấp “thức ăn” để bổ sung mật độ khoáng và có thể tăng trưởng thuận lợi.
Song song đó, việc kiểm soát khối lượng thức ăn trẻ dung nạp vào cơ thể cũng cần được quan tâm, tránh tình trạng dư thừa cân nặng. Hãy loại bỏ dần và hoàn toàn các loại thức ăn nhanh, nhiều gia vị, dầu mỡ, bánh kẹo.

– Tư thế
Có rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên có thói quen duy trì những tư thế lệch chuẩn trong đi, đứng, nằm, ngồi hay mang vác đồ vật. Hầu hết trẻ sẽ có thói quen đi khom lưng, hai bả vai thả lỏng, đầu hơi hướng về phía trước, phần lưng còng… Để giải quyết tình trạng này cha mẹ có thể cho trẻ tập các bài tập yoga giúp điều chỉnh tư thế. Hoặc sử dụng các vật dụng định hình cột sống như đai đeo hỗ trợ, ghế ngồi chống gù…
– Duy trì cân nặng và sức khỏe tốt
Một hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ có thể chống lại những tác nhân xấu từ bên ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ. Việc xây dựng hàng rào đề kháng giúp trẻ có điều kiện lý tưởng để tăng trưởng tốt. Hơn hết, việc duy trì cân nặng cũng cần được quan tâm để hạn chế tình trạng gây áp lực lớn lên cột sống và các mô xương trong cơ thể.
Chiều cao của trẻ em sẽ có những tốc độ tăng trưởng khác nhau. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu và có những giải pháp hỗ trợ trẻ trong giai đoạn vàng bứt phá.