Tập boxing có tăng chiều cao hay không?

Bạn dự định tập boxing nhưng băn khoăn boxing có lợi gì, tập boxing có tăng chiều cao không? Bài viết dưới đây của suatangchieucao.com chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé.

Boxing là gì?

Boxing hay còn được gọi là quyền anh, là môn thể thao đối kháng, hai đối thủ sẽ thi đấu với nhau bằng cách tung ra những cú đấm mạnh mẽ.

Người chơi sẽ được trang bị găng tay trong thi đấu, thi đấu trong một đấu trương hình vuông, ở mỗi góc được nối với nhau bằng dây thừng. Võ sĩ boxing được chia thành nhiều hạng cân cụ thể, từ 45 – 90kg. Người chơi boxing mặc quần đùi và giày chuyên dụng, chuẩn bị găng tay, miếng bảo vệ hàm, băng bảo vệ khớp.

Boxing là bộ môn vận động được yêu thích ở châu Mỹ và châu Phi
Boxing là bộ môn vận động được yêu thích ở châu Mỹ và châu Phi

Để đảm bảo an toàn cho người chơi, luật boxing cấm tấn công vào khu vực hạ bộ và yết hầu. Không được sử dụng đầu gối, đòn chỏ, không sử dụng đòn đá. Khi chơi, phải đảm bảo 2 chân luôn chạm đất.

Mỗi đòn đánh boxing hợp lệ được tính là 1 điểm. Sẽ có 5 giám khảo trong 1 trận đấu chuyên nghiệp. Một đòn đánh được trên 3 giám khảo nhấn nút đồng ý cho điểm thì mới được tính điểm. Nếu võ sĩ bị hạ gục không thể đứng lên trong 10 giây thì bị xử thua. Sự chênh lệch điểm số vượt số 15 thì võ sĩ có điểm số thấp hơn bị xử thua cuộc.

Boxing phát triển mạnh mẽ ở khu vực Nam Mỹ, châu Phi, Mexico. Tại Việt Nam, boxing đang trong quá trình phát triển và được nhiều bạn trẻ khá yêu thích.

Tập boxing có lợi ích gì cho sức khỏe?

Tập boxing thường xuyên, đúng cách có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần:

Rèn luyện toàn thân

Với boxing, chúng ta không chỉ sử dụng cơ tay mà còn rèn luyện toàn cơ thể. Khi tập luyện và thi đấu, 2 chân trong tư thế mở rộng, cong đầu gối, do vậy đòi hỏi sức mạnh từ chân và cơ trọng tâm. Ở tư thế này, người chơi phải dùng lực ở chân, cơ trọng tâm, cánh tay để xoay người thực hiện những cú đấm mạnh mẽ.

Phối hợp tay và mắt

Người chơi boxing phải quan sát mục tiêu, vừa điều khiển tay và ra đòn để đảm bảo độ chính xác cao. Nhờ đó, chúng ta sẽ luyện tập và cải thiện khả năng phối hợp tay và mắt sao cho chính xác. Qua thời gian, phản ứng sẽ nhanh và tốt hơn.

Giảm căng thẳng

Boxing là lựa chọn tuyệt vời để giảm căng thẳng, cải thiện sự tự tin và kiểm soát bản thân tốt hơn. Do đó, nếu bạn đang gặp vướng mắc tâm lý nào trong công việc và cuộc sống, có thể lựa chọn boxing để giải tỏa.

Tập luyện boxing đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần
Tập luyện boxing đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần

Đốt cháy calo

Với những cú đấm móc trong boxing sẽ hỗ trợ người chơi đốt cháy được một lượng calo lớn trong quá trình tập luyện. Với nữ giới, trung bình một giờ tập có thể đốt được 400 calo. Con số calo đốt cháy trong 1 giờ của nam là 500 calo. Người chơi boxing chuyên nghiệp có thể đốt cháy đến 800 calo với mỗi giờ tập. Do đó, nếu bạn đang có kế hoạch giảm cân thì thử lựa chọn boxing xem sao nhé.

Tăng khả năng tự vệ

Không chỉ rèn luyện thể chất, tập luyện boxing còn giúp chúng ta tăng khả năng tự vệ. Nếu không may bị tấn công, bạn có thể sử dụng những đòn đấm móc trong boxing để bảo vệ bản thân.

Nâng cao sức khỏe

Boxing cũng giống như một bài tập cardio cường độ cao. Quá trình tập luyện boxing sẽ duy trì tập luyện cho tim, phối, tăng sự dẻo dai cho bản thân. Người tập boxing cũng nhận được những lợi ích tương tự khi tập cardio như tăng tuần hoàn máu, giảm nguy cơ tiểu đường loại 2, cải thiện sự nhạy bén của não bộ. 

Tập boxing những ai không nên chơi bộ môn này?

Boxing rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể chơi bộ môn này. Nếu bạn thuộc một trong số những đối tượng dưới đây, không phù hợp để tập luyện boxing.

– Bị chấn thương khớp: Boxing hoạt động mạnh cường độ cao, nếu bạn bị chấn thương hay đau nhức xương khớp, không nên tập luyện bộ môn này.

– Bị bệnh mãn tính: Nếu gặp vấn đề với hệ tim mạch, bệnh huyết áp hay các bệnh mãn tính khác, bạn không nên lựa chọn môn boxing để tập luyện.

– Trẻ em dưới 10 tuổi: Ở độ tuổi quá nhỏ, các bé có nền tảng thể lực tốt và khả năng kiểm soát cơ thể để có thể chơi boxing. Trẻ em dưới 10 tuổi chưa thể chơi boxing. Tốt nhất nên bắt đầu tập luyện ở độ tuổi dậy thì.

– Người có mắt kém: Nếu bạn không có thị lực tốt, quá trình tập luyện boxing sẽ khó khăn và nhiều rủi ro hơn. Bạn có thể không nhìn được đối thủ tấn công và dễ dàng bị hạ gục.

Tập boxing có tăng chiều cao không?

Bạn yêu thích boxing và muốn tập luyện boxing để tăng chiều cao nhưng không biết tập boxing có tăng chiều cao không? Thực tế, hầu hết các hình thức vận động đều có tác động nhất định đến quá trình phát triển chiều cao. Nhưng nếu bạn đã hết tuổi cao thì việc tập boxing hay bất kỳ cách tăng chiều cao nào khác đều không giúp ích gì được. Tập luyện boxing kích thích chiều cao phát triển tốt thông qua những lợi ích sau đây:

Hỗ trợ sản xuất hormone tăng trưởng

Với boxing, cơ thể vận động với cường độ cao, liên tục nên sẽ kích thích tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng. Loại hormone này vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao.

Tập luyện boxing rất có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao
Tập luyện boxing rất có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao

Hỗ trợ tích lũy khoáng chất ở xương

Quá trình tác động cơ và lực lên xương khi chơi boxing sẽ thúc đẩy quá trình tích lũy khoáng chất ở xương. Nhờ đó, hệ xương chắc khỏe và phát triển chiều dài, chiều dày nhanh chóng. 

Tăng sự linh hoạt cho hệ xương khớp

Cơ thể chuyển động liên tục, tung ra các đòn tấn công và phòng thủ khi chơi boxing sẽ tác động đến hầu hết xương, sụn, khớp trên cơ thể, giúp hệ xương khớp linh hoạt hơn, có lợi cho sự phát triển chiều cao.

Tập boxing tăng chiều cao nên bắt đầu từ độ tuổi nào?

Với bộ môn boxing, chỉ bắt đầu tập luyện khi trẻ đã đủ nhận thức về những lợi ích và nguy hại với mỗi cú đánh boxing. Trẻ phải nắm được luật chơi, cách chơi một cách chính xác. Do đó, độ tuổi được xem là phù hợp để bắt đầu tập luyện bộ môn này là khoảng tuổi 12.

Tuy nhiên, quá trình tập luyện phải luôn có sự kèm cặp, hướng dẫn và giám sát của người lớn, huấn luyện viên. Phải thường xuyên nhắc trẻ không nên ra đòn vào những vùng nguy hiểm, không đùa giỡn khi tập luyện. Quan trọng hơn, giáo dục trẻ không sử dụng những kỹ năng học được trong môn boxing để đàn áp bạn bè.

Cách tập Boxing giúp bạn cao hơn?

Tập Boxing muốn tăng chiều cao và có được nhiều lợi ích sức khỏe nhất, các bạn nên cố gắng đảm bảo những kỹ thuật cơ bản:

Kỹ thuật Jab

Đây là đòn đánh cơ bản nhất của quyền anh. Bạn sẽ sử dụng tay đấm thật nhanh và mạnh vào đối thủ. Hãy đưa cánh tay lên trước, kéo cẳng tay và đưa ngón cái hướng lên trên, xoay hông để tăng lực cho cú đấm.

Kỹ thuật Cross

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cánh tay sau. Đưa cánh tay sau lên trước ngực, đẩy mạnh nó hướng về trước. Xoay hông và đẩy chân sau để tăng sức mạnh cho cú đấm.

Kỹ thuật Hook

Đây là đòn đánh cong. Bạn đưa cánh tay lên và tạo một góc vuông ở khuỷu tay, sau đó quay hông và đẩy cánh tay qua người đối thủ từ phía hông. Mục tiêu của đòn này là đầu hoặc thân của đối thủ.

Kỹ thuật Uppercut

Đón Uppercut từ dưới lên. Đẩy cánh tay từ dưới lên, đẩy mạnh lên và hướng phía trên. Thực hiện kỹ thuật Uppercut, nên cúi người và sử dụng lực từ chân và hông.

Kỹ thuật Defense (phòng ngự)

Bên cạnh tấn công, để giành chiến thắng trong boxing, chúng ta cũng phải biết cách phòng ngự. Kỹ thuật phòng ngự gồm nhảy chân, tránh các cú đấm, đỡ đòn, che chắn bằng cánh tay. Bạn nên tập luyện các kỹ thuật phòng ngự với tốc độ nhanh nhất để ngăn ngừa đối phương ghi điểm.

Kỹ thuật Footwork (chuyển động chân)

Trong boxing, chuyển động chân chính xác và tốc độ rất quan trọng. Bạn nên tập luyện di chuyển chân sao thật nhanh, nhảy chân và xoay người để tạo ra những đòn tấn công hiệu quả.

Để quá trình tập luyện boxing an toàn, hiệu quả, tăng chiều cao nhanh chóng, bạn nên tìm đến các lớp học boxing chuyên nghiệp, hướng dẫn bởi những người có chuyên môn cao.

Tập luyện với bao cát trong boxing
Tập luyện với bao cát trong boxing

Tập boxing tăng chiều cao cần lưu ý những gì?

Khi tập luyện boxing để tăng chiều cao, rèn luyện sức khỏe, cần chú ý một số vấn đề quan trọng sau đây:

– Bắt đầu học chơi boxing từ những huấn luyện viên chuyên nghiệp để nắm vững luật chơi và kỹ thuật chơi, giảm nguy cơ chấn thương.

– Nên khởi động cơ thể thật kỹ trước mỗi lần tập luyện bằng các bài tập nhẹ như xoay cổ tay cổ chân, chạy bộ. Sau tập, nên tập căng cơ để thư giãn các cơ và khớp.

– Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ khi tập luyện và chơi.

– Nên bắt đầu bằng các kỹ thuật cơ bản, nhẹ nhàng để cơ thể làm quen với boxing. Sau đó mới từ từ tăng thời gian và cường độ tập luyện lên để cơ thể thích nghi dần dần, tránh chấn thương.

– Lựa chọn không gian tập luyện chuyên nghiệp với mặt sàn mềm để giảm lực va đập, giảm nguy cơ chấn thương.

– Tuân thủ các quy tắc an toàn trong phòng thủ và tấn công, không nên vượt quá giới hạn an toàn.

– Tập luyện boxing với tần suất 4 buổi/tuần, mỗi buổi khoảng 60 phút.

– Chú ý ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để vừa cung cấp năng lượng cho quá trình tập luyện boxing, vừa hỗ trợ xương phát triển tốt.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã giải đáp được thắc mắc tập boxing có tăng chiều cao không. Hãy bắt đầu tập luyện boxing ngay từ bây giờ tại các trung tâm thể thao chuyên nghiệp để cải thiện chiều cao nhé.

suatangchieucao.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *