Những tác động tiêu cực của việc làm nặng ảnh hưởng chiều cao

Thường xuyên làm việc nặng quá sức, nâng vật nặng khiến cho cơ thể bạn chịu những tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là cột sống. Hãy cùng Vươn Cao Tầm Vóc tìm hiểu những nguy hiểm khi làm việc nặng trong bài viết dưới đây. 

Những tác động tiêu cực của việc làm nặng ảnh hưởng đến chiều cao?

Làm việc nặng tiêu tốn rất nhiều sức lực và thời gian để hoàn thành một công việc nào đó. Thông thường, các việc nặng thiên về thể chất, sức mạnh như các công việc liên quan đề xây dựng, trồng trọt, khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp nặng, vệ sinh môi trường, vận tải, bốc vác hàng nặng… 

Công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng vượt sức tiềm ẩn nguy những nguy hiểm về sức khỏe
Công việc nặng nhọc, mang vác vật nặng vượt sức tiềm ẩn nguy những nguy hiểm về sức khỏe

Có thể thấy, những công việc nặng nhọc tiêu tốn sức lực và khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời trong suốt một trong thời gian dài. Việc duy trì thói quen bưng bê, mang vác việc nặng nhọc tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là xương khớp. Khi mang vác vật nặng trên vai, lưng khiến cột sống chịu phải áp lực lớn hơn so với trọng lượng của cơ thể. Việc này có thể khiến cho phần cột sống bị biến dạng, cong vẹo từ đó giảm tốc độ tăng trưởng về chiều cao. 

Hơn hết, việc mang, nâng các đồ vật nặng có thể khiến việc lưu thông máu bị cản trở đến các bộ phận, đĩa đệm và xương, điều này khiến cho sự phát triển của xương khớp bị lão hoá. Làm việc nặng khiến nguồn năng lượng nhanh chóng bị hao hụt cơ thể mất sức, mệt mỏi, suy kiệt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ dinh dưỡng bổ sung không bù đắp lượng năng tiêu hao có thể khiến cho cơ thể bị suy dinh dưỡng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến quá trình bứt tốc chiều cao. Ngoài ra, khi lao động nặng có thể làm gia tăng nguy cơ các bệnh về xương khớp như bong gân, căng cơ, viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương… 

Trọng lực năng tác động trực tiếp lên hệ xương khớp
Trọng lực năng tác động trực tiếp lên hệ xương khớp

Đặc biệt với nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên khi mang vác vật nặng lâu ngày có thể khiến cho phần công sống bị cong vẹo, lệch chuẩn. Về lâu dài gây ra những tác động tiêu cực cho quá trình phát triển chiều cao và sức khỏe thể chất. 

Bật mí các chỉnh tư thế lệch chuẩn bạn cần nắm 

Để giảm thiểu những nguy cơ chấn thương cho cột sống ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, bạn nên cố gắng điều chỉnh tư thế trong đi, đứng, nằm, ngồi. 

Với tư thế đi

Trong tư thế đi bạn cần giữ đầu thẳng, vai thả lỏng, ngực ưỡn ra phía trước, lưng thẳng. Bạn cần hóp nhẹ phần bụng, điều này giúp cho phần cột sống thẳng, duy trì nhịp thở ổn định, cung cấp lượng oxy cho cơ thể và cải thiện quá trình lưu thông máu, vận chuyển chất dinh dưỡng. 

Với tư thế đứng

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen đứng gù lưng, ảnh hưởng đến tư thế lệch chuẩn, chiều cao bị cắt giảm. Hãy giữ phần vai và lưng thẳng như trong tư thế đi bộ, ưỡn ngực ra phía trước. Phân bổ trọng lượng cơ thể với phần chân dang rộng bằng vai, khi đứng hạn chế việc chùng chân, đứng tựa gác chân ảnh hưởng đến cột sống.

Lựa chọn nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái thay vì nằm sấp, nằm nghiêng bên phải
Lựa chọn nằm ngửa, nằm nghiêng bên trái thay vì nằm sấp, nằm nghiêng bên phải

Với tư thế nằm 

Thông thường bạn sẽ có 3 kiểu nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng, tuy nhiên bạn cần hạn chế tư thế nằm sấp có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ như khó thở, lệch mặt một phía… Khi nằm ngửa, bạn nên để hai chân duỗi thẳng với hai tay, thả lỏng toàn thân. Bạn có thể đặt một chiếc gối nhỏ trên đầu và một chiếc gối khác hỗ trợ cột sống. Khi nằm nghiêng, bạn nên nằm nghiêng sang phía bên trái hỗ trợ hệ tiêu hoá, tuần hoàn, giảm tình trạng ngáy khi ngủ, hạn chế áp lực lên cơ xương khớp. 

Với tư thế ngồi

Khi ngồi, bạn hãy chọn chiếc ghế phù hợp với chiều cao và trọng lượng của bản thân. Giữ phần lưng thẳng và ưỡn ngực ra phía trước. Bạn có thể sử dụng một chiếc gối để hỗ trợ phần thắt lưng và giữ cho phần cột sống trong tư thế thẳng. Hãy giữ khoảng cách giữa ghế và bàn sao cho phần khuỷu tay vuông góc với sàn và bàn phím. Hạn chế việc ngồi quá lâu, ngồi vắt chéo chân có thể ảnh hưởng đến việc cong chân, cứng cơ, ảnh hưởng đến xương khớp. 

Những bộ môn thể thao cải thiện tư thế và chiều cao? 

Thể thao ngoài là bộ môn vận động, nó còn mang lại lợi ích cho việc cải thiện tư thế chuẩn. Trong bài viết này, nubest.vn bật mí cho bạn một số bộ môn thể thao thích hợp cho việc cải thiện tư thế và phát triển chiều cao. Chẳng hạn như yoga, đây là bài tập rèn luyện tính dẻo dai, linh hoạt của các nhóm cơ với các động tác điều chỉnh tư thế và phần cột sống bị lệch chuẩn. Bạn có thể chọn lựa bơi lội giúp tăng cường sự linh hoạt cho xương khớp, gia tăng sức mạnh cơ thể tổng thể, kích thích chiều cao bứt phá.

Chọn lựa những bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng và sở thích cá nhân 
Chọn lựa những bộ môn thể thao phù hợp với thể trạng và sở thích cá nhân

Bóng rổ, bóng chuyền đều là những bộ môn sở hữu các động tác hỗ trợ quá trình tăng trưởng về chiều cao như bật nhảy, vươn người, đánh bóng, chạy bộ giúp thúc đẩy tư thế chuẩn. Pilates và thể dục dụng cụ giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ, phân bố trọng lượng tác động lên toàn thân, cải thiện tư thế. 

Tổng kết, làm việc nặng, mang vác vật nặng thường xuyên ảnh hưởng xấu đến cơ thể đặc biệt là hệ xương khớp, cột sống. Chính vì thế, để hạn chế những tác hại, bạn cần hạn chế mang vác vật nặng, thay đổi thói quen sinh hoạt, đi đứng, nằm ngồi kết hợp cùng vận động và chế độ ăn uống khoa học, phù hợp thể trạng. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *