Võng là đồ vật rất phổ biến tại Việt Nam. Nhiều người trong chúng ta lớn lên trên võng, theo những câu hát à ơi cùng tiếng đưa võng nhịp nhàng. Những thông tin khoa học hiện đại lại khuyến khích cha mẹ không nên cho trẻ nằm võng vì nhiều lý do, trong đó có hạn chế trẻ phát triển chiều cao. Vậy, nằm võng có ảnh hưởng đến chiều cao không? Bài viết dưới đây của suatangchieucao.com chúng tôi sẽ lý giải cụ thể điều này.
Nằm võng có lợi ích gì?
Võng thường được làm bằng sợi đay, lưới đan lại với nhau hoặc vải dù. Hai đầu võng túm lại với nhau và mắc lên cao, ở giữa chùng xuống. Người dân Việt Nam sử dụng võng khá nhiều, nhưng không phải ai cũng biết được những lợi ích của việc nằm võng.
Dễ ngủ hơn
Nằm và lắc lư trên võng sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ nhanh hơn. Sự đu đưa, lắc lư êm êm của võng sẽ tác động lên sóng não, đưa cơ thể chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi, đi vào giấc ngủ nhanh chóng.
Ngủ ngon giấc hơn
Khi được nghỉ ngơi trên một chiếc võng thoải mái, tư thế dễ chịu, chúng ta có thể ngủ sâu và ngon giấc hơn bình thường. Ngủ ngon giấc trên võng giúp chúng ta cảm thấy thư thái, tràn đầy năng lượng, tâm trạng vui vẻ.
Hạn chế sự tấn công của côn trùng
Nhiều khu vực thường có rệp và các loại côn trùng tấn công chúng ta khi ngủ. Nếu bạn ngủ trên võng, tỉ lệ bị côn trùng tấn công sẽ ít hơn, đảm bảo giấc ngủ ngon, thoải mái và an toàn hơn.
Giảm ngủ ngáy
Nằm võng có thể giảm tình trạng ngủ ngáy khá hiệu quả. Tư thế nằm võng đầu thường kê cao hơn, luồng khí trong cổ họng đi thẳng, sẽ hạn chế tình trạng ngáy to gây phiền hà cho người khác.
Mát mẻ
Võng có thiết kế sợi đan bền chặt, có nhiều lỗ hỏng nên không gây cảm giác nóng, bí khi nằm. Do đó, đây là chỗ ngủ yêu thích của nhiều người vào mùa hè.
Giảm áp lực khi nằm
Nếu nằm ngủ trên giường, nệm sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn lên vùng vai, hông, lưng. Nằm võng sẽ hỗ trợ giảm bớt áp lực lên các vùng này. Bề mặt võng linh hoạt, các bộ phận trên cơ thể sẽ chịu áp lực như nhau khi nằm võng. Độ cong của võng cũng phù hợp với đường cong tự nhiên của con người, không gây tê nhức do tì đè như khi nằm nệm.
Nằm võng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Rất nhiều thông tin cho rằng nằm võng có thể gây bất lợi cho sức khỏe, cụ thể như sau:
Thoái hóa cột sống
Nằm ở tư thế đầu quá cao, lưng cong có thể gây lệch cột sống, làm các mảnh xương vỡ đâm vào dây thần kinh tạo nên các cơn đau cột sống. Thói quen nằm võng cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống.
Suy hô hấp
Võng ôm lấy cơ thể của chúng ta, cơ thể bị giới hạn trong khuôn khổ võng nhỏ hẹp có thể làm ngực bị thắt lại, gây khó thở, dễ dẫn đến tình trạng suy hô hấp.
Khiến trẻ sơ sinh chậm phát triển
Trẻ sơ sinh đang phát triển nhiều bộ phận: Hệ thần kinh, não bộ, xương khớp. Nếu đung đưa, rung lắc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển các bộ phận của trẻ, dẫn đến suy giảm thị lực, rối loạn ngôn ngữ, trí nhớ kém. Đặc biệt, nằm võng có thể gây hại cho cột sống của trẻ, gây còng lưng, lệch cột sống, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.
Nằm võng có ảnh hưởng đến chiều cao không?
Với trẻ em, những bạn trong giai đoạn phát triển chiều cao nên hạn chế nằm võng nếu muốn sở hữu chiều cao tốt. Nằm võng quá nhiều thực sự sẽ gây bất lợi cho quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên.
Trong tư thế nằm võng, cột sống ở trạng thái uốn cong. Nếu bạn ngủ trên võng quá nhiều, có thể thúc đẩy quá trình phát triển cột sống theo hình cong tương tự tư thế nằm trên võng. Lúc này, cột sống của bạn sẽ cong hơn, bị lệch, lưng bị còng. Trạng thái cột sống như vậy không chỉ khiến dáng người mất thẩm mỹ, gù lưng, mà còn làm chiều cao phát triển kém do cột sống không được thẳng.
Thỉnh thoảng nằm võng không ảnh hưởng đến chiều cao. Nhưng nếu bạn chọn võng làm chỗ ngủ mỗi ngày sẽ rất nguy hại cho sức khỏe cũng như sự tăng trưởng chiều cao. Trong giai đoạn cải thiện chiều cao, bạn nên hạn chế tối đa việc nằm ngủ trên võng.
Cách nằm võng đúng cách không ảnh hưởng đến chiều cao?
Để việc nằm võng không gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng trưởng chiều cao, các bạn nên chú ý một số yếu tố sau đây:
Buộc dây võng đúng cách
Bạn nên xác định cách buộc võng có độ trũng phù hợp. Nếu buộc võng quá căng sẽ tạo ra hiệu ứng kén, chiếc võng bị bóp lại như một chiếc kén do mặt lưới võng bị bóp nhỏ lại. Khi nằm trên võng, vai và lưng bị chèn ép khó chịu.
Nên buộc võng có độ trũng hợp lý với dây võng và trụ buộc võng có một góc 30 độ. Đối với võng xếp, nên điều chỉnh các rãnh trên tay chống ở hai đầu khung võng giống nhau, giúp võng thăng bằng hơn và có độ cao với mặt đất bằng nhau.
Nằm trên võng với tư thế đúng
Khi nằm trên võng, bạn nên nằm ở vị trí giữa lưới võng, không nên nằm nghiêng một bên hay lệch sang 1 đầu võng. Để hạn chế tình trạng lưng cong và co gập bụng thường gặp khi nằm trên võng, bạn có thể chọn tư thế nằm chéo trên võng. Di chuyển hai chân sang bên phải và đầu sang bên trái. Với góc nghiêng chéo này, bạn có thể thấy cơ thể ở trên võng gần như bằng phẳng, không bị gù lưng.
Sử dụng gối kê đầu và đệm kê chân
Nhiều người gặp tình trạng cơ bắp bị căng ra, nhức mỏi mỗi khi thức dậy sau khi ngủ trên võng. Cùng với đó là lưng và cột sống cũng gặp áp lực khá lớn. Để hạn chế tình trạng này, có thể sử dụng gối nhỏ để kê đầu, nâng đỡ đầu và cổ, ngăn ngừa cổ bị vẹo sang 1 bên khi ngủ. Bên cạnh đó, có thể chuẩn bị 1 miếng đệm kê chân nhằm giảm áp lực lên các bộ phận bắp chân, cột sống, lưng.
Không ngủ đêm trên võng
Võng chỉ thích hợp cho các giấc ngủ ngắn khoảng 30 phút – 1 tiếng. Chúng ta không nên ngủ cả đêm trên võng. Dù đã nằm võng đúng cách, chuẩn bị gối kê đầu và kê chân thì sau một đêm dài trên võng, cơ thể cũng sẽ bị đau nhức, đặc biệt là cổ, lưng do không thể trở mình thoải mái trên võng được.
FAQs
Nằm võng nhiều có tốt không?
Nằm võng nhiều không hề tốt cho sức khỏe cũng như sự phát triển chiều cao, trí não, đặc biệt là ở trẻ em. Khi nằm võng, cơ thể luôn trong trạng thái rung lắc. Đối với trẻ em đang phát triển não bộ, xương, trạng thái rung lắc sẽ cản trở sự phát triển, thậm chí gây ảnh hưởng lớn đến trí não của bé, gây chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, ghi nhớ kém…. Do đó, không nên nằm võng quá nhiều, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Người lớn nằm võng có bị gù lưng không?
Cột sống của người lớn đã được định hình, chiều cao cũng không còn phát triển nữa. Tuy nhiên, nếu người lớn nằm võng quá nhiều cũng có thể dẫn đến tình trạng gù lưng. Cột sống là sự liên kết của nhiều đốt sống. Giữa các đốt sống vẫn có khoảng trống và đốt sống có thể xê dịch được. Do đó, việc nằm võng vẫn tác động đến hình dáng cột sống, làm cột sống bị cong, đặc biệt là ở những người nằm trên võng quá nhiều.
Ngủ võng ban đêm có tốt không?
Giấc ngủ ban đêm là giấc ngủ chính trong ngày, thời gian quý giá để nghỉ ngơi. Nếu bạn ngủ võng vào ban đêm thường xuyên, sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống, dẫn đến đau lưng, gù lưng, cong vẹo cột sống. Tác động của việc ngủ võng sẽ càng lớn nếu độ tuổi chúng ta càng nhỏ. Do đó, không nên ngủ võng vào ban đêm. Thay vào đó, bạn nên chọn một chiếc giường êm ái, thoải mái để có giấc ngủ dễ chịu nhất.
Nằm võng có bị gù lưng không?
Khả năng bị gù lưng khi nằm võng ở trẻ em sẽ cao hơn, nghiêm trọng hơn so với người lớn do cột sống vẫn đang trong quá trình định hình, phát triển. Việc nằm võng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống và lưng của chúng ta. Không nên nằm võng ngủ ban đêm để có dáng cột sống tự nhiên nhất, giảm tỉ lệ gù lưng.
Nằm võng có thể là sở thích của bạn ngay từ nhỏ. Nhưng sau khi theo dõi xong bài viết này, chúng tôi hi vọng các bạn có thể cân nhắc điều chỉnh thói quen này. Võng chỉ phù hợp để nghỉ ngơi trong thời gian ngắn, tuyệt đối không nên nằm ngủ cả đêm trên võng, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển chiều cao của bạn.