Theo thống kê gần đây, thế hệ gen Z Việt có mốc chiều cao trung bình vượt trội hơn so với các thế hệ trước đó. Đây thật sự là dấu hiệu đáng mừng cho thế hệ tương lai Việt Nam trên hành trình cải thiện dáng vóc đạt chuẩn trên 1m70-1m75. Trong bài viết này, hãy cùng suatangchieucao.com tìm hiểu học sinh lớp 9 nên đạt chiều cao bao nhiêu là chuẩn và các phương pháp cải thiện vóc dáng cần lưu ý.
Lớp 9 là bao nhiêu tuổi?
Tại Việt nam theo quy định từ Nhà nước và Bộ Giáo dục Đào tạo, trẻ em bắt đầu độ tuổi đi học (vào lớp mầm non ) là 5 tuổi và bước vào lớp 1 là 6 tuổi. Như vậy, nếu trẻ lên lớp 9 sẽ có độ tuổi chuẩn là 14 tuổi. Đây cũng là cột mốc vàng của trẻ trong giai đoạn dậy thì tăng trưởng về thể chất, trí tuệ, cảm xúc với những tìm hiểu, tò mò, khám phá và muốn khẳng định giá trị của bản thân cho những người xung quanh.

Lớp 9 cao bao nhiêu là chuẩn?
Tuỳ vào hệ gen, giới tính hay các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vận động, ngủ nghỉ, thói quen sinh hoạt, môi trường sống mà chiều cao của các bạn nam sẽ có sự khác biệt với các bạn nữ trong cùng một độ tuổi.
Nam
Theo thông tin từ bảng tiêu chuẩn về chiều cao và cân nặng được WHO tổng hợp, các bạn trai 14 tuổi sẽ có chiều cao trung bình khoảng 1m63-1m64. Tuy nhiên, đây chỉ là chỉ số mang tính chất tham khảo, trẻ có thể đạt chỉ số chiều cao cao hơn hoặc thấp hơn trong khoảng an toàn từ 5-10cm. Nếu trẻ thấp hơn và cao quá mức có thể là biểu hiện của việc rối loạn di truyền, trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh phì đại, cao bất thường (Down, Klinefelter, Triple X, Turner…).
Nữ
Cũng tượng tự nam giới, chiều cao của nữ giới cũng có mức tiêu chuẩn, tuy nhiên chỉ số này thấp hơn nam giới do những quy định về giới tính, cấu trúc phát triển xương. Do đó, chiều cao chuẩn của nữ giới 14 tuổi là 1m58,7, một số trường hợp ghi nhận các bạn gái ở tuổi 14 có chiều cao vượt trội, ngang ngửa với chiều cao của các bạn nam cùng tuổi hoặc cao hơn.
Lớp 9 cân nặng bao nhiêu là chuẩn?
Nam
Với chiều cao 1m63-1m64 nam giới sẽ có cân nặng dao động trong khoảng từ 46-51kg. Việc duy trì cân nặng chuẩn giúp bạn sở hữu vóc dáng lý tưởng, hạn chế các bệnh về béo phì, tiểu đường, huyết áp cao…
Nữ
Tương tự đó, nữ giới 14 tuổi cũng sẽ có trọng lượng duy trì từ 45-47kg. Rất nhiều bạn, vì muốn trông thon gọn có thể có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn, tuy nhiên nếu áp dụng các phương pháp giảm cân bất hợp lý, có thể khiến cơ thể dễ suy yếu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến làn da, cơ thể suy nhược, mất năng lượng, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến tính mạng.
Lớp 9 còn có thể tăng chiều cao được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng và các bác sĩ chuyên ngành, ở độ tuổi 14 trẻ vẫn còn rất nhiều cơ hội để phát triển xương khớp và gia tăng chiều cao. Bởi con người có 3 giai đoạn chính để tăng trưởng về chiều cao là giai đoạn bào thai – giai đoạn từ 0-3 tuổi và giai đoạn dậy thì. Chu trình phát triển xương sẽ khép lại khi bạn bước qua độ tuổi 20. Vẫn có một số ít trường hợp, chiều cao có thể tăng trưởng, tuy nhiên chỉ số tăng không đáng kể chỉ từ 1-3cm.

Do đó, nếu phụ huynh có con trong độ tuổi này cần tận dụng tối đa các yếu tố về dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ… để trẻ bứt phá mạnh mẽ về tiềm năng tăng trưởng của xương.
Cách tăng chiều cao cho học sinh lớp 9 khoa học?
Biết tận dụng thời điểm vàng giúp trẻ sớm đạt chiều cao tuy nhiên phụ huynh cũng cần nắm các cách giúp trẻ trong độ tuổi này tăng trưởng hiệu quả.
– Ưu tiên dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ và hợp lý
Theo bảng các yếu tố quyết định đến khả năng phát triển chiều cao của trẻ, dinh dưỡng chiếm đến 32% so với các yếu tố còn lại. Việc bổ sung dinh dưỡng với các nhóm chất chính như đạm, chất bột đường, chất xơ, vitamin, khoáng chất… hỗ trợ cơ thể, đặc biệt là hệ xương phát triển về mật độ khoáng và kéo dài xương nhờ các dưỡng chất. Trong đó có thể kể đến như Canxi, Vitamin K2, Kẽm, Đạm, Collagen thuỷ phân, Vitamin D3, Sắt, Phốt pho…
Để hấp thụ trọn vẹn dinh dưỡng từ thực phẩm, phụ huynh cần lưu ý đến các yếu tố như lựa chọn thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc, không dư lượng thuốc trừ sâu, tăng trưởng, cách chế biến, nêm nếm gia vị và bảo quản. Việc xây dựng thực đơn và chia nhỏ các bữa ăn cũng là cách giúp bạn vừa hấp thụ đủ dưỡng chất, vừa kiểm soát khẩu phần ăn, hạn chế tình trạng dư thừa chất, béo phì.
Một lưu ý quan trọng trong dinh dưỡng là việc hạn chế và cắt giảm dần các loại thực ăn chế biến sẵn, đóng hộp, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, gia vị. Việc bổ sung các thực phẩm này chỉ khiến cơ thể trẻ tích lũy mỡ thừa gây áp lực nên xương, các vitamin và dinh dưỡng hầu như có rất ít trong các thực phẩm này.
– Duy trì lịch tập luyện với lượng lượng tập tăng dần theo thể trạng và sức lực
Vận động không chỉ giúp cơ thể khỏe khoắn, đào thải độc tố mà có có những công dụng như tăng đề kháng, phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Phụ huynh có thể lựa chọn những bộ môn thể thao, bài tập thể dục theo sức lực và sở thích của trẻ như bơi lội, bóng rổ, cầu lông, đạp xe, nhảy dây… Hãy lên kế hoạch tập luyện và khuyến khích trẻ duy trì tần suất tập luyện từ 3-4 buổi trong tuần. Một vài lưu ý nhỏ trong tập luyện, phụ huynh cần lưu ý như chọn lựa không gian tập thoáng đãng, đảm bảo yếu tố an toàn, có người hướng dẫn, khởi động kỹ càng trước khi tập, bổ sung đủ nước và thức ăn nhẹ cho trẻ…

– Quan sát và chỉnh sửa những thói quen sinh hoạt của trẻ
Thói quen sinh hoạt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ. Chính vì thế, việc quan sát và chỉnh sửa những thói quen từ tư thế, ăn uống, vận động cũng giúp ích rất lớn đến kết quả cải thiện chiều cao. Thay vì các dáng đi, đứng, nằm, ngồi lệch chuẩn như khom, cong lưng, đầu cúi xuống, phần vai thả lỏng, xệ hai bên… phụ huynh cần chỉnh dáng trẻ chuẩn với phần lưng thẳng, vai ngang, đầu hướng về phía trước. Khuyến khích trẻ vận động thay vì thói quen ngồi lướt điện thoại, chơi game khiến cân nặng tăng cao, đề kháng suy yếu.
– Chú trọng giấc ngủ với thời gian ngủ quy định trước 23h tối
Nhiều nghiên cứu cho thấy, từ 0-1h sáng là khoảng thời gian tuyến yên đi vào hoạt động sản sinh hormone tăng trưởng GH. Để cơ thể nhận được hàm lượng hormone này giúp xương được kéo dài, trẻ cần đi ngủ sớm trước 23h tối. Điều này giúp cơ thể có trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi tốt nhất, tạo điều kiện cho tuyến yên hoạt động mạnh mẽ nhất. Việc vệ sinh không gian ngủ, thân thể sạch sẽ, ánh sáng dịu nhẹ, không có tiếng ồn, đầu tư chất lượng gối, nệm sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
– Bổ sung thêm các sản phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung từ sữa và các viên uống
Không phải mọi bữa ăn hằng ngày đều cung cấp đủ hàm lượng các dưỡng chất cơ thể cần cho quá trình phát triển. Thế nên việc sử dụng các dòng thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung là sự lựa chọn lý tưởng, được nhiều chính phủ và quốc gia trên Thế giới áp dụng triệt để. Để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn, phụ huynh nên tìm nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận, công dụng, độ tuổi sử dụng, lưu ý cũng giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đình.
Tóm lại, ở độ tuổi lớp 9 trẻ vẫn hoàn toàn có cơ hội cải thiện chiều cao nếu phụ huynh nắm trong tay những kiến thức được chia sẻ trên. Hy vọng những thông tin trong bài đã giúp nhiều phụ huynh gỡ nút rối và chọn ra phương pháp cải thiện thích hợp và hiệu quả nhất cho con.