Nếu nắm bắt được các giai đoạn vàng để phát triển chiều cao cho trẻ, quá trình tăng chiều cao sẽ đơn giản và đạt hiệu quả cao hơn. Vậy, có những thời điểm nào để tăng chiều cao cho con tốt nhất? Mời cha mẹ cùng suatangchieucao.com khám phá nội dung vô cùng quan trọng này trong bài viết dưới đây.
Các giai đoạn vàng để phát triển chiều cao cho trẻ?
Chiều cao của con người tăng trưởng liên tục ngay từ khi còn là một bào thai trong bụng mẹ đến khoảng độ tuổi 18 – 20. Tuy nhiên, không phải chiều cao phát triển đều đặn giống nhau trong suốt 20 năm mà sẽ có những thời điểm chiều cao tăng trưởng rất nhanh. Có những giai đoạn, chiều cao phát triển chậm, ổn định. Vậy, những thời điểm nào được xem là giai đoạn vàng phát triển chiều cao ở trẻ?
Giai đoạn bào thai
Ở khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ là lúc hệ xương của em bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Từ tháng thứ 4 đến khi đủ tháng đủ ngày, từ một hợp tử bé nhỏ, em bé đã có thể đạt chiều dài đến 50cm nếu mẹ bầu chú ý bổ sung dinh dưỡng khoa học. Việc em bé chào đời với chiều dài tốt sẽ tăng cơ hội đạt chuẩn chiều cao khi trưởng thành. Do đó, giai đoạn bào thai được xem là một thời điểm quan trọng để chăm sóc chiều cao cho trẻ.
3 năm đầu đời
Trong 3 năm đầu tiên, trẻ có thể tăng chiều cao lên xấp xỉ gấp đôi so với khi chào đời, đạt từ 90 – 97cm. Trong đó, năm đầu tiên, em bé có thể tăng thêm đến 25cm. Năm thứ 2, chiều cao tăng khoảng 10 – 12cm. Ở năm thứ 3, tốc độ tăng chiều cao có giảm đôi chút nhưng vẫn khá tốt, khoảng 7 – 10cm. Để đạt được những con số phát triển kể trên, trẻ cần được chăm sóc khoa học thông qua ăn uống đủ chất, vận động đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý.

Giai đoạn dậy thì
Sau một thời gian dài chiều cao tăng trưởng ổn định nhưng tốc độ phát triển trung bình, khi bước vào giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ. Độ tuổi dậy thì ở mỗi trẻ có thể khác biệt do chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhưng thường sẽ nằm trong khoảng năm 10 – 16 tuổi. Trong thời kỳ dậy thì này, sẽ có 1-2 năm đỉnh dậy thì, chiều cao phát triển rất nhanh, đạt từ 8 – 12cm/năm. Những năm còn lại, chiều cao tăng trưởng quanh mức 5-7cm.
Dậy thì thường kéo dài trong 2-4 năm. Sau khi dậy thì, tầm vóc của trẻ sẽ thay đổi khá nhiều so với trước đó. Ngoại hình trông chững chạc, gần giống người trưởng thành, các chức năng sinh lý hoàn thiện, có khả năng sinh sản. Ở giai đoạn dậy thì, ngoài việc chú ý chăm sóc chiều cao, sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên sát sao, giáo dục trẻ kỹ lưỡng vì nhân cách, tính cách của trẻ được định hình quan trọng trong thời điểm này.
Trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao cha mẹ cần lưu ý gì?
Cha mẹ cần lưu ý một số yếu tố sau đây khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn vàng:
– Theo dõi sự tăng trưởng của thai nhi/trẻ thường xuyên để cập nhật chiều cao của con liên tục, kiểm tra con có phát triển đạt chuẩn hay chưa. Từ đó, sớm điều chỉnh cách chăm sóc sức khỏe phù hợp, tốt cho sự phát triển của trẻ.
– Không nên quát mắng, gây áp lực tâm lý cho trẻ vì căng thẳng cũng có thể gây cản trở sự phát triển chiều cao.
– Nắm vững chiều cao, cân nặng chuẩn thông qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ, để biết con yêu đã phát triển đạt chuẩn hay chưa.
– Khuyến khích con yêu vận động thường xuyên, xây dựng thói quen vận động ngay từ nhỏ cho trẻ vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp chiều cao con phát triển tốt.
– Nên nên đưa con đi tiêm phòng theo đúng biểu đồ được cơ sở y tế khuyến cáo để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để đánh giá tình hình sức khỏe cũng như phát hiện những biểu hiện sức khỏe nguy hiểm.
Chế độ ăn phát triển chiều cao cho trẻ trong giai đoạn vàng?
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến hơn 30% trong quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên. Do đó, chăm sóc dinh dưỡng trong giai đoạn vàng sẽ có tác dụng tích cực đến sự phát triển thể chất. Dù ở giai đoạn vàng nào, chế độ ăn cũng nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
– Ăn đúng và đủ bữa: Cơ cấu bữa ăn, số lượng bữa ăn ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sẽ khác nhau. Nên cho trẻ ăn đúng và đủ bữa/ngày, không nên bỏ bữa.
– Ưu tiên những thực phẩm giàu canxi: Canxi là nguyên liệu chính trong cấu trúc xương, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển xương. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như tôm, cua, rau bina, đậu nành, rau dền, bông cải xanh… để cung cấp đủ nhu cầu canxi cho cơ thể.
– Uống sữa: Trong sữa có nhiều dưỡng chất giúp hệ xương khỏe mạnh và phát triển tốt như protein, canxi, vitamin D, magie, sắt… Uống sữa thường xuyên sẽ củng cố hệ xương chắc khỏe và giúp chiều cao phát triển tốt.

– Tránh xa những thực phẩm có hại: Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm gây bất lợi cho sự phát triển xương như đồ chiên, đồ ngọt, thức ăn nhiều muối, rau củ trái mùa, nội tạng động vật, rượu bia, thuốc lá, cà phê… Trẻ em càng nên hạn chế ăn những thực phẩm này nếu muốn có chiều cao nổi bật.
Cách giúp trẻ phát triển chiều cao vượt trội trong giai đoạn vàng?
Việc chăm sóc chiều cao, sức khỏe của trẻ trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn, cụ thể như sau:
Cách chăm sóc trẻ trong giai đoạn vàng thứ nhất
Ở giai đoạn bào thai, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của mẹ bầu. Do đó, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến thực đơn ăn uống, cách sinh hoạt hằng ngày để giúp em bé khỏe mạnh, cao lớn. Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn đa dạng thực phẩm, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày nếu mẹ bị nghén, chán ăn. Bên cạnh đó chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê hay các thực phẩm không tốt cho mẹ bầu khác. Quan trọng hơn, nên đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, hạn chế căng thẳng.
Cách chăm sóc trẻ ở giai đoạn vàng thứ 2
Trong năm đầu tiên, sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Do đó, mẹ vẫn phải chú trọng dinh dưỡng của bản thân nhằm tăng cường chất lượng sữa, giúp con yêu cao lớn, khỏe mạnh. Trẻ đã ăn dặm từ khoảng 6 tháng, nhưng trong 6 tháng ăn dặm đầu tiên, chỉ ở mức làm quen, chưa thể xem các bữa ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng. Bắt đầu từ 1 tuổi trở lên, thực đơn ăn uống của trẻ cần được chú trọng kỹ lưỡng, trẻ có thể ăn được nhiều thực phẩm hơn, ở dạng thô được hầm mềm. Trẻ 2 tuổi đã có kỹ năng nhai khá tốt, ăn cơm tốt, nên việc chuẩn bị bữa ăn cho bé cũng thuận lợi hơn.

Trong khả năng và tình trạng sức khỏe của con, cha mẹ cũng nên khuyến khích con vận động nhiều hơn thay vì bồng bế con quá nhiều. Điều này rất tốt cho sự phát triển xương, cơ bắp của trẻ và hỗ trợ hình thành thói quen vận động ngay từ nhỏ. Trẻ ngủ khá nhiều khi vừa sinh ra với những giấc ngủ ngắn. Càng lớn, nhu cầu giấc ngủ sẽ giảm dần, chủ yếu ngủ giấc dài vào ban đêm và thêm một số giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Giấc ngủ tốt sẽ hỗ trợ tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng thúc đẩy phát triển chiều cao. Trẻ rất cần được quan tâm, chăm sóc và ở cạnh cha mẹ nhiều nhất có thể trong những năm đầu đời. Do đó hãy cố gắng sắp xếp công việc để dành thời gian cho con nhé.
Cách chăm sóc cho trẻ ở giai đoạn vàng thứ 3
Ở độ tuổi dậy thì, trẻ đã biết cách và chủ động chăm sóc bản thân, không còn phụ thuộc nhiều vào cha mẹ như những thời kỳ trước. Dậy thì được xem là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao cho trẻ. Sau dậy thì, chiều cao phát triển chậm dần và dừng hẳn vào độ tuổi 18 – 20. Quá trình chăm sóc chiều cao cho trẻ ở giai đoạn dậy thì cần được thực hiện nghiêm túc, khẩn trương.
Đầu tiên, đảm bảo cho trẻ một chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất. Sức ăn của trẻ lúc này gần tương đương với người trưởng thành, một số trẻ còn có khả năng ăn nhiều hơn. Nên đảm bảo bữa ăn của trẻ có nhiều thực phẩm tốt cho xương như cá, tôm, cua, rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… để hỗ trợ chiều cao tăng trưởng tốt. Không nên để trẻ tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ ngọt, nước ngọt có ga, sử dụng rượu bia hay thuốc lá.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia từ 1- 3 môn thể thao có lợi cho chiều cao như bơi, chạy bộ, nhảy dây, yoga, bóng rổ, bóng chuyền… để kích thích hệ xương phát triển chắc khỏe. Giấc ngủ ở thời điểm này cũng vô cùng quan trọng vì chỉ khi ngủ sớm, ngủ đủ giấc thì tuyến yên mới thuận lợi tổng hợp hormone tăng trưởng.

Trẻ dậy thì để bứt phá chiều cao nhanh chóng nên sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Đây là sản phẩm chứa các dưỡng chất có lợi cho chiều cao như canxi, vitamin D, kẽm, magie, phốt pho… với hàm lượng cụ thể. Việc uống sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp chiều cao tăng trưởng vượt trội, trẻ cao lớn, khỏe mạnh hơn.
Chăm sóc trẻ đúng cách theo những gợi ý cách tăng chiều cao trong giai đoạn vàng phát triển, cha mẹ sẽ giúp con sở hữu chiều cao nổi bật, có cơ hội thành công cao hơn.