Có rất nhiều cách vận động tăng chiều cao, một trong số đó là đeo tạ chân. Nhưng không ít người vẫn còn hoài nghi về lợi ích của bài tập này, băn khoăn đeo tạ chân có tăng chiều cao không? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất tần tật các thắc mắc về bài tập đeo tạ chân tăng chiều cao.
Đeo tạ chân là gì? Lợi ích khi đeo tạ chân?
Tạ chân có thiết kế đặc biệt, không phải dạng cầm như tạ tay mà sẽ có phần đai buộc vào chân. Đeo tạ chân sẽ khiến việc vận động khó khăn, cần người tập phải dùng lực nhiều hơn. Nhờ vậy giúp rèn luyện đôi chân hiệu quả hơn. Các vận động viên thể hình, võ thuật, bóng đá… là những đối tượng thường đeo tạ chân để nâng cao sức khoẻ, rèn luyện đôi chân dẻo dai, săn chắc hơn.

Tạ chân được sản xuất theo đôi, dùng cho 2 chân. Thiết kế gồm 2 phần chính là vỏ tạ và tạ. Vỏ tạ là nơi chứa thanh tạ và các bộ phận đai để đeo vào chân. Tạ của tạ chân có trọng lượng từ 1-4kg gồm cả bộ. Tuỳ theo nhu cầu người dùng mà có thể tháo bớt thanh tạ ra để điều chỉnh trọng lượng tạ.
Việc đeo tạ chân đem đến rất nhiều tác dụng quan trọng:
Tăng cường hiệu quả tập luyện thể thao
Đeo tạ chân trong quá trình tập luyện các bài tập như chạy bộ, nhảy dây… sẽ khiến cường độ tập luyện tăng lên, chân phải hoạt động và dùng lực nhiều hơn, đem lại hiệu suất tập luyện tốt hơn.
Nâng cao sức bền
Tập đeo tạ chân sẽ giúp bạn nâng cao thể lực, sức bền khá nhanh. Sau một thời gian đã quen với việc tập luyện có tạ, người tập sẽ cảm thấy việc vận động dễ dàng, nhanh nhẹn hơn. Đeo tạ chân được các vận động viên cầu lông, điền kinh, bóng chuyền… áp dụng thường xuyên để cải thiện thể lực.
Giảm mỡ và giúp chân săn chắc
Đeo tạ trong quá trình tập luyện thể thao, cơ chân sẽ phải hoạt động nhiều hơn, rất có lợi cho việc giảm mỡ ở chân và giúp chân săn chắc hơn. Việc đeo tạ cũng tác động tích cực đến việc tiêu hao mỡ thừa toàn thân và giảm cân hiệu quả.
Đeo tạ chân có tăng chiều cao không?
Tìm hiểu về các bài tập vận động tăng chiều cao, chúng ta thường bắt gặp hướng dẫn đeo tạ chân để tăng chiều cao. Vậy, đeo tạ chân có thực sự tăng chiều cao hay không?
Thực tế đeo tạ chân không tác động trực tiếp đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp đeo tạ chân trong quá trình tập luyện các môn thể thao tăng chiều cao khác, thì hiệu quả tăng chiều cao sẽ được tăng lên đáng kể.

Việc vận động sẽ tạo ra tác động lực và cơ lên xương, kích thích quá trình cốt hoá sụn thành xương, xương tích luỹ khoáng chất tốt hơn, mật độ xương tăng lên. Đeo tạ chân không trực tiếp ảnh hưởng đến cốt hoá sụn thành xương hay mật độ xương. Nhưng nếu bạn đeo thêm tạ chân khi chơi thể thao, lực tác động lên xương sẽ lớn hơn so với khi tập bình thường, sẽ rất có lợi cho sự phát triển chiều cao.
Trong độ tuổi dậy thì, xương tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn do đĩa sụn tăng trưởng ở 2 đầu xương dài phát triển nhanh. Khi tuổi dậy thì kết thúc, chiều cao phát triển chậm dần và dừng hẳn ở tuổi 20. Do đó, các bạn nên cân nhắc áp dụng các cách tăng chiều cao càng sớm càng tốt, nhất là trong độ tuổi 10-16 – thời điểm dậy thì, sẽ giúp chiều cao phát triển vượt trội.
Cách sử dụng tạ chân tăng chiều cao
Đầu tiên khi đeo tạ chân tăng chiều cao là bạn phải chọn tạ chân phù hợp.Nên chọn tạ có chất liệu tốt, phần túi đựng tạ được may chắc chắn, phần dây buộc điều chỉnh dễ dàng. Lõi tạ nên chọn loại bằng kim loại để có thể điều chỉnh trọng lượng tạ dễ dàng.
Cách sử dụng tạ chân như sau:
– Đeo tạ chân ở phần mắt cá cân hoặc ở bên trên ống đồng 1 chút. Buộc tạ chắc chắn vào chân để tạ không bị rơi, tuột khỏi vị trí đeo, trong quá trình tập luyện.

– Lựa chọn mức tạ phù hợp với thể trạng của mình, tránh cố đeo tạ quá nặng có thể gây chấn thương.
– Thời gian đeo tạ chỉ nên dừng lại với 30 phút trong 1 buổi tập thể thao. Sau đó, bạn tháo tạ ra và tập luyện các bài tập bình thường.
Các bài tập tăng chiều cao kết hợp với đeo tạ chân
Hít xà đơn với tạ chân
Đeo tạ vào hai chân khi hít xà đơn vừa tác dụng đến các cơ và xương ở chân, vừa rèn luyện và tăng độ bền cho cơ vai và cơ tay.
Các bước tập luyện như sau:
– Đeo tạ chân vào 2 bên chân, cố định tạ chắc chắn
– Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, 2 chân rộng bằng vai
– Bật nhảy lên cao nắm chắc tay vào thanh xà, lòng bàn tay hướng ra ngoài
– Dùng lực từ 2 tay để kéo người lên cao sao cho cằm vượt qua thanh xà
– Chân thả lỏng thoải mái
– Sau vài giây thì duỗi thẳng tay xuống trở về tư thế treo người trên xà
– Tập 10-15 lần mỗi buổi tập
Nằm đá chân lên cao
Việc đá chân lên cao khi đeo tạ sẽ tác động mạnh hơn đến phần cơ và xương ở chân, giúp kéo dài xương chân, tăng chiều cao hiệu quả.

Cách thực hiện:
– Đeo tạ vào 2 chân
– Quỳ trên đầu gối và chống 2 tay xuống sàn
– Đá 1 chân lên cao góc và duỗi chân thẳng, chân còn lại để nguyên
– Đổi chân liên tục
– Lặp lại bài tập 10-15 lần
Đeo tạ chân ngồi trên ghế cao
Nếu bạn mới tập đeo tạ chân và chưa quen, có thể đeo tạ và ngồi trên ghế cao sao cho 2 chân không chạm đất là đã có tác dụng tốt đối với hệ xương.
Cách thực hiện:
– Chuẩn bị 1 chiếc ghế cao, đeo tạ vào 2 chân
– Tiến hành ngồi lên ghế, điều chỉnh tư thế sao cho đùi vuông góc với bắp chân
– Có thể co duỗi chân nếu được
– Ngồi trong tư thế này khoảng 20 phút
– Sau đó tháo tạ chân
Nâng chân với tạ chân
Tập luyện bài tập nâng chân với tạ chân sẽ tác động vào phần cơ bắp chân và khớp bàn chân, tăng cường sức mạnh cho đôi chân và giúp chân thon dài hơn.
Cách thực hiện
– Đeo tạ vào 2 chân
– Chuẩn bị ở tư thế quỳ đầu gối xuống sàn, hai tay chống sàn, đùi vuông góc với sàn
– Nâng 1 chân lên cao, duỗi thẳng chân trong 5-7 giây
– Trở về tư thế chuẩn bị rồi thực hiện tương tự với chân còn lại
– Thực hiện bài tập 10 lần với mỗi bên chân
Lưu ý khi đeo tạ chân tăng chiều cao
Đeo tạ chân thực sự có ích cho quá trình phát triển chiều cao của bạn. Tuy nhiên, việc đeo tạ và tập luyện thể thao phải được thực hiện đúng cách để giảm chấn thương và các hệ luỵ không mong muốn. Cần chú ý một số điểm quan trọng sau:
– Trọng lượng tạ chân: Khi mới đeo tạ chân tăng chiều cao, nên chọn tạ có trọng lượng nhẹ. Khi đã đeo tạ quen, mới tăng dần trọng lượng tạ lên, nhưng không nên đeo tạ quá nặng.
– Khởi động kỹ trước khi đeo tạ: Nên tập một vài động tác khởi động chân nhẹ nhàng như chạy tại chỗ, chạy nâng cao gối… để cơ bắp và khớp làm quen, tránh chấn thương khi tập luyện thể thao.
– Thời gian đeo tạ: Chỉ nên đeo tạ chân khoảng 30 phút/buổi tập để không gây áp lực quá lớn lên cơ bắp và quá trình lưu thông máu.
– Theo dõi cơ thể: Nếu cảm thấy đau chân, khó chịu, nên tháo tạ và lựa chọn mức tạ phù hợp hơn. Hoặc có thể tham khảo ý kiến của huấn luyện viên.

– Kết hợp với các bài tập phù hợp: Đeo tạ chân muốn tăng chiều cao phải kết hợp với các bài tập vận động có lợi cho chiều cao khác.
– Tập luyện vừa sức: Chỉ nên đeo tạ chân với thời gian ngắn, giãn cách ngày và đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ để cơ bắp có thể phục hồi và phát triển tốt.
– Ăn uống đủ chất: Việc ăn uống khoa học sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động và hỗ trợ quá trình phát triển xương. Các bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu protein và vi khoáng để giúp cơ bắp và hệ xương phát triển tốt.
Lên kế hoạch tập luyện đeo tạ chân tăng chiều cao với các gợi ý của chúng tôi để cải thiện chiều cao nhanh chóng nhé.