Chủ quan trong theo dõi chiều cao, cha mẹ có thể khiến con phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chiều cao, ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc yêu thích hay tìm kiếm bạn đời sau này. Cảnh giác với những dấu hiệu con bạn đang chậm phát triển chiều cao sau đây để kịp thời can thiệp sớm, giúp con bắt kịp chiều cao với bạn bè.
Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển chiều cao
Chiều cao tăng trưởng liên tục khi còn trong bào thai đến khoảng 20 tuổi và có thể can thiệp được ngay từ khi con còn trong bụng mẹ. Trong đó, có một số giai đoạn chiều cao của trẻ phát triển rất nhanh như bào thai, 2 năm đầu đời và thời kỳ dậy thì. Trong quá trình theo dõi sự tăng trưởng chiều cao của con, cha mẹ nên cảnh giác với những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển chiều cao sau đây:
Tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm
Đo chiều cao cho con định kỳ là việc không thể bỏ qua trong quá trình chăm sóc con cao lớn. Khoảng 3-6 tháng, cha mẹ nên đo chiều cao của con 1 lần tại nhà hoặc cơ sở y tế và nắm được chiều cao hiện tại của con là bao nhiêu.

Khi so sánh chiều cao của trẻ với biểu đồ tăng trưởng chuẩn hoặc với các bé cùng trang lứa, nếu trẻ tăng trưởng chiều cao chậm hơn 5cm/năm sau 3 tuổi hoặc không tăng chiều cao trong 6 tháng liên tiếp, cần lưu ý vì con có dấu hiệu tăng trưởng chậm.
Chiều cao thấp so với bạn bè cùng trang lứa
Trong quá trình đưa đón con đi học, đi chơi, bạn cũng nên để ý quan sát và so sánh tầm vóc của con với các bạn học khác. Nếu khi đứng cạnh nhau, chiều cao của bé thấp hơn đáng kể so với các bạn cùng độ tuổi trong lớp học hoặc khu vui chơi, con bạn đang phát triển chậm hơn so với độ tuổi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo con có nguy cơ thấp lùn khi trưởng thành.
Dấu hiệu dậy thì muộn
Dậy thì là một trong những giai đoạn chiều cao tăng trưởng vượt trội trong quá trình phát triển thể chất tự nhiên. Độ tuổi bắt đầu dậy thì thường dao động trong giai đoạn 9 – 13 tuổi và bị chi phối bởi nhiều yếu tố như di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nếu con dậy thì quá muộn, cũng cho thấy trẻ đang có dấu hiệu chậm phát triển.

Ở bé gái, nếu chưa có kinh nguyệt ở độ tuổi 15 hoặc ngực không phát triển ở độ tuổi 13 là biểu hiện cho thấy con đang dậy thì muộn. Đối với bé trai, nếu chưa có dấu hiệu mọc râu, vỡ giọng ở độ tuổi 16, cần cảnh giác với dậy thì muộn. Dậy thì muộn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, trẻ cũng có nguy cơ thấp lùn hơn chuẩn khi trưởng thành. Bé trai dậy thì muộn cũng có thể gặp các vấn đề liên quan đến tình dục, sinh sản.
Một số dấu hiệu khác
Ngoài các biểu hiện kể trên, trẻ chậm phát triển chiều cao cũng có một số đặc điểm sau đây:
- Trẻ thường xuyên ốm vặt, mệt mỏi, thiếu năng lượng.
- Trẻ lười ăn, chán ăn, ăn uống kém.
- Trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, hay thức giấc giữa đêm.
- Dáng vẻ mập mạp, béo phì so với chiều cao.
Thực tế, các đặc điểm này cũng đồng thời được xem là nguyên nhân khiến chiều cao của trẻ phát triển chậm hơn so với độ tuổi và tiềm năng di truyền. Cha mẹ nên theo dõi chiều cao của trẻ cũng như những biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển, để kịp thời nhận biết con tăng trưởng chậm và có phương án chăm sóc phù hợp.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao
Tình trạng trẻ chậm phát triển chiều cao có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
Di truyền
Nếu cha và mẹ hoặc 1 trong 2 có chiều cao dưới mức trung bình, con cái cũng sẽ thừa hưởng gen từ cha mẹ, chiều cao tăng trưởng chậm hơn các bạn cùng tuổi.
Dinh dưỡng kém
Dinh dưỡng kém cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến chiều cao của trẻ phát triển chậm. Dinh dưỡng ảnh hưởng hơn 30% trong tăng trưởng thể chất.Thông qua các bữa ăn trong ngày, hệ xương sẽ nhận được những dưỡng chất cần thiết như canxi, vitamin D, kẽm, magie, vitamin K, protein… để phát triển chiều dài, tăng mật độ xương. Nếu trẻ kén ăn hoặc thực đơn nghèo dinh dưỡng, xương sẽ không đủ nguyên liệu để tăng trưởng, khiến chiều cao phát triển chậm hơn so với bạn cùng tuổi.

Ít vận động
Nếu con bạn là người ít vận động, rất khó có thể đạt tốc độ phát triển chiều cao tốt nhất. Vận động chi phối 20% quá trình tăng trưởng chiều cao. Con chơi thể thao hằng ngày sẽ thúc đẩy quá trình tổng hợp khoáng chất tại xương, tăng mật độ xương, giúp hệ xương chắc khoẻ và phát triển tốt. Rèn luyện thể chất còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, kích thích trao đổi chất, giúp trẻ ngủ ngon hơn, ăn uống ngon miệng hơn.
Ngủ không đủ giấc
Ngủ kém cũng khiến trẻ tăng trưởng chiều cao kém hơn so với độ tuổi. Ngủ là điều kiện cần thiết để tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng vào ban đêm. Lượng hormone này càng nhiều sẽ kích thích sự phát triển cơ và xương, chiều cao trẻ tăng trưởng thuận lợi. Nếu con bạn thường xuyên ngủ muộn sau 22h, ngủ không đủ nhu cầu so với độ tuổi, ngủ không ngon giấc, chiều cao sẽ khó phát triển hết tiềm năng tối đa.
Các vấn đề sức khỏe
Một số bệnh bẩm sinh như rối loạn di truyền, tim mạch, chuyển hoá… khiến trẻ tăng trưởng chiều cao chậm do lượng hormone tăng trưởng tiết ra ít, tế bào xương không thể tăng trưởng như bình thường, khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém… Muốn cải thiện chiều cao cho con, cần khắc phục được tình trạng bệnh lý. Tuy nhiên, một số bệnh lý bẩm sinh như hội chứng Down, hội chứng Turner… vẫn chưa có phương án điều trị hiệu quả.
Yếu tố tâm lý
Tâm lý căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển thể chất. Trong trạng thái tinh thần không tốt, trẻ có xu hướng ăn uống ít, ăn món mà trẻ thích thay vì chú ý đến sự cân đối về dinh dưỡng. Trẻ cũng vận động kém hơn hoặc chơi thể thao quá sức khiến hệ xương khớp bị tổn thương. Đặc biệt, thường gặp nhất là trẻ mất ngủ, ngủ không ngon giấc. Kết hợp các yếu tố này lại khiến con tăng trưởng chiều cao kém hơn so với bạn bè cùng tuổi.
Môi trường sống
Môi trường sống có các yếu tố ô nhiễm như ô nhiễm không khí, khói bụi, nguồn nước, tiếng ồn… có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển chiều cao tự nhiên của trẻ. Tình trạng ô nhiễm khiến trẻ có nguy cơ bệnh tật cao hơn. Lúc này khả năng hấp thụ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi của con kém đi, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phát triển thể chất.
Biện pháp can thiệp khi trẻ chậm phát triển chiều cao
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng cơ bản, giá trị dinh dưỡng trong các thực phẩm, những thực phẩm nào có lợi, có hại cho chiều cao… nhằm xây dựng thực đơn ăn uống cho con hợp lý. Thay vì cho con ăn những món con thích, bạn nên chuẩn bị đa dạng thực phẩm thuộc các nhóm chất khác nhau để cung cấp đủ đạm, tinh bột, chất béo, vi khoáng cho trẻ. Nên cho con ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, protein như thịt gà, trứng gà, cá, tôm, cua, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu nành… để giúp hệ xương tăng trưởng tốt, cải thiện tốc độ phát triển chiều cao.
Cơ cấu bữa ăn hằng ngày cũng nên điều chỉnh lại, chia nhỏ bữa ăn. Có thể cho con ăn 5-6 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau 2-3 tiếng. Hạn chế để con ăn thức ăn nhanh, uống nước ngọt có ga, coffee… vì đây là những sản phẩm không tốt cho sức khỏe cũng như hệ xương khớp.
Giấc ngủ đầy đủ và chất lượng
Thời điểm lý tưởng để trẻ bắt đầu ngủ là từ 21h – 22h, nhằm đảm bảo cơ thể đã thực sự ngủ sâu từ 23h trở đi, trùng với thời điểm tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng nhất trong ngày. Mỗi ngày nên cho con ngủ đủ 8-10 tiếng. Ngoài ra, cần chú ý đến việc đảm bảo không gian nghỉ ngơi thoải mái cho con. Nếu có điều kiện, nên cho con ngủ phòng riêng, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, hạn chế để tiếng ồn hay ánh sáng bên ngoài gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của trẻ.

Tập thể dục thường xuyên
Khuyến khích con chơi thể thao ít nhất 30 phút/ngày và nên đạt từ 60 phút trở lên trong tuổi dậy thì. Cho con tham gia chơi những môn thể thao tốt cho chiều cao như nhảy dây, chạy bộ, đá bóng, yoga, bóng chuyền, bóng rổ, bơi lội… Tuy nhiên, cũng tránh việc vận động quá sức vì có thể khiến hệ cơ và xương bị tổn thương, gây hại cho chiều cao và sức khỏe.
Khám sức khỏe định kỳ
Tốt nhất nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ khoảng 3 tháng 1 lần. Việc thăm khám sẽ giúp bạn nắm được chính xác chiều cao, cân nặng của con ở mỗi thời điểm, biết được con phát triển như thế nào so với chuẩn, con có đang gặp vấn đề sức khỏe nào hay không… Các chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc trẻ khoa học để cải thiện chiều cao và các vấn đề sức khỏe đang gặp phải.
Tạo môi trường sống lành mạnh
Cha mẹ nên xem xét lại môi trường sống hiện tại của gia đình có thực sự tốt cho con hay không. Nếu có bất kỳ yếu tố có hại nào như ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước… nên cân nhắc xử lý hoặc lựa chọn môi trường sống tốt hơn cho trẻ, nhằm giúp con phát triển tốt cả về thể chất, tâm lý, tính cách. Mặt khác, nên dành thời gian quan tâm, động viên, nhắc nhở trẻ trong sinh hoạt, ăn uống, để trẻ có kỷ luật tốt hơn, nhất là trong giai đoạn dậy thì.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao
Với những trẻ đang có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao, cha mẹ nên cân nhắc cho con sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Dinh dưỡng có trong sản phẩm gồm canxi, vitamin D, collagen type 2, kẽm, magie… sẽ giúp trẻ tăng cường dưỡng chất cho hệ xương, đảm bảo xương có đủ các nguyên liệu cần thiết để phát triển tối đa.
Hiện nay, tăng chiều cao bằng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng đang là giải pháp được các phụ huynh ưa chuộng bởi độ an toàn, hiệu quả, tiện lợi nó mang lại. Kết hợp dinh dưỡng từ sản phẩm cùng các bữa ăn trong ngày sẽ đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cần thiết để tăng chiều cao. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu thông tin sản phẩm thật kỹ, chỉ mua và cho con sử dụng những sản phẩm uy tín, an toàn, có xuất xứ rõ ràng.

Những dấu hiệu con phát triển chiều cao kém rất dễ nhận biết nếu cha mẹ chịu khó quan sát và theo dõi quá trình phát triển thể chất của con. Nếu phát hiện muộn, con của bạn có thể sẽ bỏ lỡ những thời điểm tốt để cải thiện chiều cao, chiều cao dưới chuẩn khi trưởng thành. Do đó, nên thường xuyên kiểm tra chiều cao của con tại nhà hay cơ sở y tế, theo dõi kỹ tình hình sức khoẻ của con để giúp con chinh phục chiều cao đạt chuẩn và sở hữu vóc dáng nổi bật nhé.