Ở mỗi một độ tuổi, tốc độ tăng trưởng có sự thay đổi nhất định, tuy nhiên khi bước qua giai đoạn trưởng thành chiều cao hầu như chững lại. Trong đó, tốc độ tăng trưởng ở nữ giới phát triển nhanh hơn nhưng lại kết thúc sớm hơn so với nam giới. Bài viết hôm nay, hãy cùng suatangchieucao.com tìm hiểu khoảng thời gian kết thúc giai đoạn phát triển chiều cao của nữ giới.
Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở con gái?
Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng chiều cao ở bé gái thay đổi liên tục theo từng độ tuổi và dựa vào nhiều yếu tố khác. Dưới đây là phác thảo chung về quy trình tăng trưởng về chiều cao ở các bé gái:
– Trẻ từ 0 – 5 tuổi
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng nhất với khoảng 25cm. Ở năm thứ hai, tốc độ này sẽ gia tăng chậm lại khoảng 12,5cm. Từ 2 – 5 tuổi, các bé gái có thể phát triển thêm về chiều cao từ 6 – 8cm cho mỗi năm.

– Trẻ từ 6 – 10 tuổi
Ở độ tuổi này, tốc độ tăng trưởng đã giảm dần từ 5 – 6cm mỗi năm. Trẻ vẫn tiếp tục tăng trưởng về thể chất và trí não để chuẩn bị cho bước đệm nhảy vọt ở tuổi dậy thì.
– Trẻ từ 10 – 14 tuổi
Theo nhiều nghiên cứu, các bạn gái sẽ có giai đoạn dậy thì sớm hơn các bạn nam ở độ tuổi lên 8 – 13. Trong đó thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ nhất sẽ xảy ra ở độ tuổi từ 11 – 12, với tốc độ tăng trưởng có thể lên đến từ 8 – 10cm mỗi năm, nó sẽ kéo dài từ 2 – 5 năm.
– Sau độ tuổi dậy thì từ 16 – 18 tuổi
Đây được xem là giai đoạn tăng trưởng vàng cuối cùng, nếu thanh thiếu niên không biết nắm bắt các mô sụn và mảng tăng trưởng đóng lại. Sau giai đoạn dậy thì chiều cao vẫn có thể gia tăng tuy nhiên không đáng kể chỉ từ 1-2cm.
Bé gái chậm phát triển chiều cao là do đâu?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, bé gái chậm phát triển chiều cao sẽ do nhiều yếu tố ảnh hưởng đến:
– Yếu tố di truyền
Tầm vóc sẽ di truyền qua các thế hệ, nếu cha mẹ đều thấp lùn, con cái cũng có khả năng thấp hơn mức trung bình so với nhiều bạn bè cùng tuổi. Ngoài ra, với các tình trạng về bất thường về nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, chẳng hạn như hội chứng down, hội chứng turner, rối loạn nội tiết tố…
– Yếu tố dinh dưỡng
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến 32% tốc độ tăng trưởng về chiều cao. Nếu chế độ ăn thiếu đa dạng hoặc toàn những thực phẩm chế biến sẵn có thể khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng hoặc béo phì, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao.
– Yếu tố tâm lý
Căng thẳng, stress, mệt mỏi tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng về chiều cao. Việc chăm sóc kém và bỏ mặc cảm xúc dễ khiến cho trẻ dễ dàng rơi vào các trạng thái khủng hoảng với bệnh lùn tâm lý xã hội.
– Các yếu tố khác
Với tốc độ phát triển của xã hội, trẻ em được bồi bổ với nhiều loại thức ăn, tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử dẫn đến tình trạng nhiều bé gái bị dậy thì sớm, điều này khiến cho trẻ chậm tăng trưởng. Bên cạnh đó, việc sử dụng lâu dài nhiều loại thuốc như corticosteroid có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.
Khám phá các mức chiều cao trung bình của bé gái theo độ tuổi?
Chiều cao trung bình của các bé gái sẽ thay đổi liên tục theo từng độ tuổi và chững lại sau giai đoạn dậy thì. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chiều cao của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng từ nhiều yếu tố và có thể dựa theo bảng sau để tính toán chiều cao chuẩn của trẻ.
Độ tuổi | Chiều cao | Cân nặng |
sơ sinh | 49.2 cm | 3.31 kg |
1 tuổi | 74.1 cm | 9.25 kg |
2 tuổi | 14.29 kg | 12.02 kg |
3 tuổi | 94 cm | 14.29 kg |
4 tuổi | 100.3 cm | 15.42 kg |
5 tuổi | 107.9 cm | 17.92 kg |
6 tuổi | 115.5 cm | 19.96 kg |
7 tuổi | 121.1 cm | 22.45 kg |
8 tuổi | 128.2 cm | 25.85 kg |
9 tuổi | 133.3 cm | 28.12 kg |
10 tuổi | 138.4 cm | 31.98 kg |
11 tuổi | 144 cm | 36.97 kg |
12 tuổi | 149.8 cm | 41.5 kg |
13 tuổi | 156.7 cm | 45.81 kg |
14 tuổi | 158.7 cm | 47.63 kg |
15 tuổi | 159.7 cm | 52.16 kg |
16 tuổi | 162.5 cm | 53.52 kg |
17 tuổi | 162.5 cm | 54.43 kg |
18 tuổi | 163 cm | 56.7 kg |
19 tuổi | 163 cm | 57.15 kg |
20 tuổi | 163.3 cm | 58.06 kg |
Tuỳ theo gen di truyền, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và thói quen sinh hoạt chiều cao của các bé gái có thể cao hoặc thấp hơn so với bảng chiều cao và cân nặng chuẩn.
Hết tăng chiều cao ở con gái thì bao nhiêu tuổi?
Xem xét về tốc độ tăng trưởng, có thể thấy quá trình tăng chiều cao của các bé gái thường ngừng tăng vào khoảng từ 16 – 18 tuổi. Đó được xem là thời điểm các bé gái đã hoàn thiện sự phát triển về thể chất và cảm xúc và đạt được chiều cao của người trưởng thành cuối cùng. Tuy nhiên độ tuổi chính xác có thể khác nhau tùy vào nhiều yếu tố như sau:
– Những bé gái đã bắt đầu dậy thì sớm thì có thể ngừng phát triển sớm hơn, trong khi những trẻ có quá trình dậy thì bình thường có thể tiếp tục phát triển về chiều cao theo đúng quy trình tăng trưởng.

– Dinh dưỡng đầy đủ hỗ trợ tối ưu về tiềm năng tăng trưởng, việc suy hụt chất dinh dưỡng có thể khiến cho cơ thể làm chậm hoặc suy hụt tình trạng phát triển.
– Tình trạng sức khoẻ có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển, chẳng hạn như các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, hệ gen bất thường…
Có thể thấy, sau độ tuổi 16 – 18 các mảng tăng trưởng trong xương (tấm biểu mô) sẽ khép lại dần, điều này sẽ xảy ra vào cuối độ tuổi dậy thì. Do đó, các mảng xương tăng trưởng sẽ ngừng tăng trưởng, chiều cao không phát triển. Sự đóng kín các mô sụn của bé gái sẽ xảy ra sớm hơn so với bé trai.
Bé gái hết tăng chiều cao đâu là những dấu hiệu nhận biết?
Chiều cao của bé gái ngừng phát triển khi đã bước qua độ tuổi dậy thì với các dấu hiệu giúp bạn dễ dàng nhận biết như sau:
– Các bé gái có kinh nguyệt thường có tốc độ tăng trưởng chậm lại dừng và sẽ chững lại hẳn trong khoảng từ 1-2 năm.
– Sự phát triển của ngực là một trong những báo hiệu cho thấy sự gia tăng chiều cao đã sắp kết thúc.
– Tuổi xương được xem là một trong những dấu hiệu thông báo chiều cao chững lại khoa học. Việc này được các bác sĩ chuyên môn đánh giá thông qua việc chụp X-quang xương, nếu thấy các đĩa xương đã đóng lại chứng tỏ xương của bạn đã ngừng được kéo dài.
– Sự phát triển lông mu và lông nách, bên cạnh sự phát triển của ngực đây cũng là một dấu hiệu báo trước cơ thể đã dần hoàn thiện.
– Cỡ giày đã hết thay đổi, ổn định là dấu hiệu cho thấy sự tăng trưởng về chiều cao đã ngừng hẳn.
Tìm hiểu các cách phát triển chiều cao hiệu quả
Việc tăng chiều cao, đặc biệt đối với những bé gái vẫn đang trong độ tuổi trưởng thành, cần có sự kết hợp giữa di truyền, dinh dưỡng, tập thể dục và sức khỏe tổng thể. Dưới đây nubest.vn gợi ý đến bạn một số cách tối ưu để hỗ trợ và có khả năng tối đa hóa sự tăng trưởng chiều cao:
Dinh dưỡng cân bằng
Bổ sung chế độ dinh dưỡng đa dạng với các nhóm thực phẩm có lợi cho xương, khớp phát triển như canxi, vitamin D, chất đạm, vitamin và các khoáng chất khác. Ưu tiên lựa chọn các nhóm thực phẩm theo mùa, các loại thực phẩm tươi sạch, chế biến đúng cách để giữ nguyên độ tươi ngon và dưỡng chất của thức ăn. Hãy bổ sung thêm hàm lượng nước cho cơ thể, tùy theo cân nặng và chiều cao bạn có thể bổ sung từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Trong quá trình bổ sung dinh dưỡng, bạn nên lưu ý phân chia các bữa ăn hợp lý với 3 bữa ăn chính và 1-2 bữa ăn phụ. Đặc biệt, bạn nên hạn chế các loại thức ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, gia vị hoặc các thức ăn thiếu dưỡng chất.
Vận động thể chất với thể dục thể thao
Vận động ảnh hưởng đến quá trình kéo giãn xương và gia tăng sức bền cho xương khớp. Bạn nên lưu ý tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày với 30 – 45 phút. Bạn có thể lựa chọn các bài tập như đi bộ, chạy bộ, chạy nước rút, chơi thể thao giúp xương chắc khỏe. Các bài tập như yoga, squat, plank giúp cơ thể bạn cải thiện tư thế, kéo giãn xương hiệu quả, giảm viêm đau nhức.

Để tối ưu hiệu quả tập luyện, bạn có thể kết hợp nhiều bộ môn thể thao, tập luyện với bạn bè, đồng nghiệp, người thân để nâng cao tinh thần, tạo động lực. Tùy vào thể trạng sức khoẻ của mỗi người, bạn nên chọn lựa những bài tập phù hợp, cải thiện tư thế sai, duy trì tư thế chuẩn, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ngủ nghỉ hợp lý…
Ngủ đúng cách
Hormone tăng trưởng rất quan trọng cho việc tăng chiều cao, chủ yếu được tiết ra khi ngủ sâu. Bạn hãy đảm bảo giấc ngủ chất lượng tuỳ theo độ tuổi, chẳng hạn thanh thiếu niên nên đảm bảo giấc ngủ từ 7 – 8 tiếng. Để tối ưu giấc ngủ ngon và sâu, bạn nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ nơi ngủ, nói không với việc ăn uống trước giờ ngủ hoặc vận động quá sức. Đồng thời, bạn nên hạn chế việc tiếp xúc các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ khiến cho cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kích thích hormone HGH tiết ra.
Cải thiện và duy trì tư thế chuẩn
Khuyến khích tư thế tốt có thể ngăn ngừa bất kỳ độ cong nào của cột sống, điều có thể khiến bạn trông thấp hơn. Tư thế không chuẩn có thể khiến cột sống chịu trọng lực lớn, khiến cột sống dễ bị cong vẹo và biến đổi, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, đau nhức, viêm sưng. Tư thế chuẩn có thể giúp bạn trông cao ráo hơn, hỗ trợ quá trình tăng trưởng.
Tránh dùng chất ức chế tăng trưởng
Hút thuốc và uống rượu có thể tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển. Hay lượng caffeine cao có thể cản trở giấc ngủ, ảnh hưởng gián tiếp đến sự tăng trưởng. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng các loại chất cấm như cần sa, ma tuý, ức chế quá trình tăng trưởng và ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể.
Cung cấp các dòng thực phẩm phát triển chiều cao
Bên cạnh các bữa ăn chính – phụ hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm các dòng thực phẩm chức năng cung cấp các dưỡng chất có lợi cho quá trình phát triển xương khớp. Bởi các bữa ăn thông thường không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết do thiếu các nhóm thực phẩm, hay cách chế biến. Bạn nên ưu tiên các dòng thực phẩm chức năng uy tín từ các thương hiệu nổi tiếng, đạt các chứng nhận về tiêu chuẩn sản xuất và chất lượng.

Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là một trong những cách giúp bạn sớm phát hiện những bất thường từ bên trong. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần với các bác sĩ chuyên ngành có kinh nghiệm tại các bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe uy tín là điều cần thiết để duy trì một sức khỏe tối ưu, cải thiện vóc dáng khoa học.
Quản lý tâm trạng và cảm xúc
Căng thẳng, stress, áp lực, mệt mỏi có thể tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng. Chính vì thế, để tối ưu quá trình tăng trưởng, bạn nên điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Việc điều chỉnh cảm xúc bạn có thể thực hiện các biện pháp như thiền định, nghe nhạc…
Tốc độ phát triển chiều cao ở các bé trai có khác biệt với các bé gái?
Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở bé gái khác với bé trai, chủ yếu là do sự khác biệt về thời điểm và thời gian dậy thì. Các bé gái thường bắt đầu dậy thì sớm hơn các bé trai, khoảng 8-13 tuổi và khởi phát trung bình vào khoảng 11 tuổi. Sự tăng trưởng vượt bậc của bé gái xảy ra tương đối sớm ở tuổi dậy thì, thường ở độ tuổi 10-12. Sự tăng trưởng vượt bậc của bé trai xảy ra muộn hơn ở tuổi dậy thì, thường ở độ tuổi từ 12-15.
Ngoài ra, các bé gái trải qua giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng kéo dài khoảng 2-3 năm từ đầu đến giữa tuổi dậy thì. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất, tốc độ tăng trưởng của bé gái chậm lại đáng kể và chúng thường ngừng phát triển sau 1-2 năm kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Ngược lại, các bé trai có xu hướng phát triển với tốc độ chậm hơn trước tuổi dậy thì, nhưng tốc độ tăng trưởng cao nhất ở tuổi dậy thì mạnh mẽ và kéo dài hơn ở con gái. Các bé trai tiếp tục phát triển trong một thời gian dài hơn, thường cho đến độ tuổi 17-18, một số tiếp tục phát triển nhẹ vào đầu những năm 20 tuổi.
Theo các bác sĩ, sự khác biệt trong mô hình tăng trưởng phần lớn là do ảnh hưởng của hormone giới tính (estrogen ở bé gái và testosterone ở bé trai) lên các đĩa tăng trưởng ở xương. Estrogen khiến các mảng tăng trưởng đóng lại sớm hơn, đó là lý do tại sao bé gái ngừng phát triển sớm hơn bé trai.
Có thể thấy tốc độ phát triển về chiều cao của các bé gái sẽ chậm hơn các bé trai. Tuy nhiên, tầm vóc có thể thay đổi trong quá trình dậy thì nếu như bạn biết áp dụng các phương pháp về dinh dưỡng, vận động, ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý.