Làm cha mẹ, hầu như ai cũng nóng lòng trước mỗi giai đoạn phát triển của con, từ khi còn hình thành hình hài trong bụng mẹ, cất tiếng khóc chào đời, chập chững bước đi… Mỗi bước phát triển của con đều khiến cha mẹ cảm thấy phấn khích. Tuy nhiên, không ít người vì quá nôn nóng mà tập các kỹ năng cho trẻ quá sớm, thường gặp nhất là tập đứng. Cho trẻ tập đứng sớm có bị lùn không? có nên hay không? Bài viết dưới đây suatangchieucao.com sẽ giúp các bạn làm rõ những vấn đề này.
Trẻ đứng sớm là như thế nào?
Khi trẻ biết đứng, cái nhìn của trẻ về thế giới xung quanh sẽ thay đổi hoàn toàn. Đây cũng là bước khởi đầu cho việc trẻ sẽ tự đi, chạy nhảy, năng động hơn trong tương lai. Do đó, tự đứng là cột mốc vô cùng quan trọng của cả cha mẹ và con cái.
Theo biểu đồ đánh giá sự phát triển Denver II của trẻ sơ sinh, trẻ có thể đứng vịn vào đồ vật trong giai đoạn 6.5 tháng – 8.5 tháng. Tự đứng trong 2 giây khi đạt 9 – 11 tháng, đứng không cần sự trợ giúp từ 10.5 tháng – 14 tháng.
Nhưng trên thực tế, chỉ khoảng 25 – 90% trẻ sơ sinh có thể tự đứng trong thời gian chuẩn. Hơn 10% trẻ có thể tự đứng muộn hơn từ vài tuần đến vài tháng, thường gặp ở những trẻ bị sinh non. Hầu hết các bé có thể tự đứng khi đạt 18 tháng tuổi.
Trẻ tự đứng sớm là trẻ có kỹ năng đứng sớm hơn biểu đồ phát triển do bản chất thể chất tốt hoặc do sự luyện tập từ người lớn. Nếu kỹ năng đứng của trẻ hoàn thiện trước 6.5 tháng được xem là đứng sớm.
Có nên cho trẻ tập đứng sớm?
Sự hỗ trợ từ cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng. Tuy nhiên, không nên tập cho trẻ đứng sớm, đặc biệt là khi trẻ chưa thực sự sẵn sàng. Điều này có thể gây ra những vấn đề sức khỏe liên quan đến xương khớp, ảnh hưởng trẻ đến hết đời.
Thông thường, trẻ có các biểu hiện sau đây đã sẵn sàng cho việc tập đứng:
– Trẻ đã biết bò, thường xuyên bò đến những vị trí có chỗ vịn, chỗ tựa
– Trẻ vịn vào các đồ vật xung quanh, vào cơ thể người lớn để đứng lên
Nếu trẻ chưa có các dấu hiệu sẵn sàng này, cha mẹ khoan vội tập đứng cho con vì có thể chân và khung xương của trẻ còn yếu, chưa thể đứng được.
Nếu tập đứng cho trẻ quá sớm, trẻ có thể không thể đứng được như mong đợi của cha mẹ. Mặt khác, nếu trẻ cố gắng để đứng, có thể gây áp lực cho xương ở chân, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hình thái xương của trẻ.
Có nên cho trẻ tập đi sớm?
Trẻ có thể bước những bước đi đầu tiên trong vòng vài ngày đến vài tháng kể từ thời điểm trẻ biết đứng. Khi mới bước đi, trẻ chỉ có thể đi một vài bước, bước đi chệch choạng và rất cần sự đón tay, nâng đỡ của cha mẹ. Trẻ cần có nhiều thời gian luyện tập hơn.
Độ tuổi trung bình biết đi của trẻ ở trong khoảng 11 – 14 tháng. Ở những trẻ sinh non, thời điểm biết đi có thể muộn hơn là hoàn toàn bình thường.
Không nên tập đi cho trẻ quá sớm, dễ gây ra những hệ lụy nguy hiểm như sau:
Suy giảm thị lực
Thị lực của trẻ chưa phát triển hoàn toàn khi chưa đạt 1 tuổi. Nếu trẻ tập đi sớm, có xu hướng nhìn mọi thứ ở xa. Việc này có thể làm hạn chế tầm nhìn, dễ làm trẻ bị quáng gà, ảnh hưởng xấu đến mắt.
Chân chữ O, chữ X
Đây là hậu quả thường gặp ở những trẻ được tập đi quá sớm. Cơ bắp chân và các nhóm cơ khác của bàn chân trẻ rất mềm, chưa phát triển hoàn thiện, khó có thể làm trụ để nâng đỡ cơ thể. Khi tập đi, làm cột sống của trẻ bị ảnh hưởng, xương chân biến dạng dẫn đến dị tật chân chữ O (chân vòng kiềng) và chân chữ X (hai đầu gối chạm vào nhau). Đây là 2 yếu tố ở chân rất mất thẩm mỹ, làm bé tự ti khi trưởng thành.
Cho trẻ đứng sớm có bị lùn không?
Hạn chế chiều cao cũng là một hệ lụy khó thể tránh khỏi ở những trẻ được cho đứng quá sớm.
Xương chân của trẻ sẽ bị biến dạng nếu đứng sớm. Hai mắt cá chân áp sát nhau, đầu gối hướng xa nhau, xương phát triển bị lệch nên chiều dài xương bị ảnh hưởng. Theo đó, chiều cao của trẻ sẽ thấp hơn so với tiềm năng dù đã được chăm sóc đúng cách.
Cha mẹ cần làm gì để giúp con tập đứng sớm?
Việc cho trẻ tập đứng chỉ nên thực hiện khi trẻ có dấu hiệu sẵn sàng đứng. Quá trình tập đứng cũng cần sự hỗ trợ từ những người thân trong gia đình.
Quá trình tập đứng cho bé nên bao gồm các bước như sau:
– Người lớn giữ 2 nách của bé để nâng đỡ cơ thể, chân chạm đất, giúp bé cảm thấy yên tâm.
– Hướng tay con về ghế, thành giường hay tường để đứng dậy
– Chuẩn bị các món đồ chơi, đồ ăn trẻ đặc biệt thích thú để “nhử” bé đứng dậy, với lấy món đồ chơi, đồ ăn yêu thích.
– Trong khi tập đứng cho trẻ, cha mẹ cũng cần quan tâm những yếu tố sau:
– Không ép trẻ đứng quá lâu do xương của bé còn yếu, dễ mỏi chân.
– Chỉ tập đứng cho trẻ khi con đã có các biểu hiện sẵn sàng tập đứng, hứng thú với tập đứng
– Phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra khi tập đứng cho trẻ, không cho trẻ tập đứng ở những nơi có yếu tố gây nguy hiểm như cạnh bàn, góc nhọn, chuẩn bị chăn, gối xung quanh để bảo vệ trẻ khi không may té ngã.
Các giúp tăng chiều cao cho trẻ cha mẹ cần nắm?
Để giúp con sở hữu chiều cao nổi bật, cha mẹ nên có sự chuẩn bị, đầu tư từ sớm. Những bí quyết dưới đây có thể giúp con yêu phát triển chiều cao tốt hơn:
Chăm sóc dinh dưỡng khoa học
Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần có sự đầu tư đúng mức vì dinh dưỡng chi phối khá nhiều trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Cha mẹ nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Đảm bảo bổ sung đủ đạm, chất béo, tinh bột, vi khoáng giúp trẻ có đủ năng lượng để vận động và phát triển chiều cao thuận lợi. Một số thực phẩm tốt cho chiều cao cha mẹ nên cho con ăn thường xuyên gồm tôm, cua, cá, thịt gà, trứng gà, rau xanh, trái cây, sữa tươi, sữa chua…
Khuyến khích con vận động
Khả năng vận động của con linh hoạt dần theo độ tuổi. Ở các độ tuổi nhỏ, cha mẹ có thể khuyến khích con chạy nhảy, vui chơi nhiều hơn thay vì ù lì một chỗ xem ti vi, xem điện thoại. Cùng con tham gia các trò chơi vận động như kéo co, đuổi bắt, trốn tìm để rèn luyện khả năng vận động. Khi lớn lên, nên động viên con chơi một hoặc một số môn thể thao có lợi cho chiều cao như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông… để thúc đẩy chiều cao tăng trưởng tốt.
Ngủ sớm và đủ giấc
Nhu cầu giấc ngủ thay đổi ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ. Nhìn chung, trẻ cần được ngủ đủ giấc và ngủ sớm mỗi ngày thì chiều cao mới phát triển thuận lợi. Khi ngủ sớm, trẻ sẽ bước vào trạng thái ngủ sâu giấc trùng với thời điểm tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng nhất trong ngày, rất có lợi cho sự tăng trưởng chiều cao. Bên cạnh việc cho con ngủ đủ giấc, nên chuẩn bị không gian thật thoải mái cho trẻ bằng cách có thể cho con ngủ riêng, dọn dẹp phòng ngủ sạch sẽ, giường ngủ êm ái, nhiệt độ phòng ngủ dễ chịu, không có ánh sáng mạnh. Điều này giúp trẻ dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ và ngủ ngon giấc hơn.
Tắm nắng mỗi ngày
Khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tự tổng hợp được vitamin D. Vitamin này hỗ trợ hệ xương hấp thụ và chuyển hóa canxi hiệu quả, tăng mật độ xương. Vitamin D cũng tham gia cải thiện hàng rào miễn dịch cho cơ thể. Chỉ cần tắm nắng 15 phút dưới ánh nắng dịu nhẹ sáng sớm hoặc chiều muộn, cơ thể đã có đủ lượng vitamin D cần thiết để phát triển chiều cao.
Chọn trang phục thoải mái
Khi chọn trang phục mặc thường ngày cho trẻ, cha mẹ nên chọn trang phục rộng, thoải mái, chất liệu co giãn tốt để trẻ có thể tự do vận động tăng chiều cao mà không gặp bất tiện gì. Trang phục thoải mái cũng giúp trẻ dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn. Hạn chế mặc quần áo quá chật, quần áo chất liệu cứng sẽ gây khó chịu cho trẻ.
Uống đủ nước
Với trẻ em, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng nhưng bản thân các em lại chưa ý thức được việc nên bổ sung nước khi nào, lượng bao nhiêu là đủ. Do đó, cha mẹ cần chủ động cung cấp nước cho con để đảm bảo quá trình vận chuyển dinh dưỡng, oxy trong cơ thể, điều hòa thân nhiệt, đào thải độc tố, làm lớp đệm cho xương khớp… Nước lọc là lựa chọn tối ưu nhất, bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể kết hợp thêm nước ép, sinh tố, nước dừa… để bổ sung nước cho trẻ.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chiều cao
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu chậm phát triển chiều cao cha mẹ có thể lựa chọn một sản phẩm hỗ trợ chiều cao cho con sử dụng. Với thành phần đều là những dưỡng chất tốt cho chiều cao, sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao tăng cường dinh dưỡng cho xương, thúc đẩy xương tăng trưởng, nhờ vậy chiều cao của trẻ mới có sự bứt phá mạnh mẽ.
Tuy nhiên, nên tìm hiểu thông tin sản phẩm tăng chiều cao thật kỹ để chọn được sản phẩm uy tín. Sử dụng đúng và đủ liệu trình, kết hợp với chế độ ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh để giúp con tăng trưởng chiều cao hiệu quả.
Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con khỏe mạnh, tăng trưởng hiệu quả cả thể chất và trí tuệ. Trong hành trình phát triển đó, cha mẹ đóng vai trò quan trọng. Cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc trẻ để trẻ tăng trưởng thuận lợi.