Cơm được xem là món lương thực chính của người Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác. Chúng ta có thể ăn cơm hằng ngày mà không cảm thấy ngán. Tuy nhiên, cơm có giá trị dinh dưỡng như thế nào, ăn nhiều cơm có tăng chiều cao không thì không phải ai cũng biết. Theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tổng hợp thêm nhiều thông tin dinh dưỡng quan trọng về cơm mà có thể bạn chưa biết nhé.
Giá trị dinh dưỡng trong cơm
Cơm được nấu chín từ gạo, thường là gạo trắng. Ngoài ra còn có gạo lứt, gạo nếp… Giá trị dinh dưỡng của cơm sẽ phụ thuộc vào loại gạo được nấu. Theo khảo sát của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 1 chén cơm từ gạo trắng có giá trị dinh dưỡng như sau:

– Calo: 242 calo
– Carbohydrate: 53g
– Protein: 4g
– Canxi: 1,86mg
– Magiê: 14,9mg
– Phốt pho: 61,4mg
– Kali: 48,4mg
– Kẽm: 0,744mg
– Đồng: 0,134 mg
– Mangan: 0,664 mg
– Selen: 14μg
– Vitamin B1: 0,305mg
– Vitamin B2: 0,03mg
– Vitamin B3: 2,77mg
– Vitamin B6: 0,11mg
– Vitamin B9: 110 mcg
Những lợi ích sức khỏe mà cơm mang lại
Ăn cơm đúng cách đem đến nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng mà có thể bạn chưa biết:
– Cung cấp năng lượng: Cơm chứa lượng carbokydrate tương đối cao, đem đến cảm giác no lâu, bổ sung năng lượng hiệu quả. Protein trong cơ sẽ thúc đẩy sự phát triển thể chất, duy trì cơ bắp săn chắc.
– Cải thiện tiêu hóa: Trong cơm trong chứa gluten, những người không dung nạp gluten có thể ăn cơm hằng ngày mà không lo lắng. Hàm lượng tinh bột kháng trong cơm khá cao, sẽ thúc đẩy sự hình thành axit béo để duy trì hoạt động và sức khỏe ruột kết. Cơm cũng không chứa các axit phytic – một thành phần làm ức chế các vấn đề tiêu hóa.
– Tốt cho tim mạch: Với hàm lượng vi khoáng đa dạng, dồi dào, cơm sẽ hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy, giúp hệ tim mạch hoạt động ổn định, khỏe mạnh.

– Giảm nguy cơ ung thư: Ba hợp chất phenolic trong cơm là các chất chống oxy hóa ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, ngăn chặn hoạt động làm tổn thương tế bào của gốc tự do.
– Hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh và cơ bắp: Lượng magie dồi dào trong cơm vừa tham gia vào cấu trúc xương, vừa hỗ trợ phản ứng enzyme tổng hợp protein và DNA, tham gia hỗ trợ sự dẫn truyền thần linh và co cơ.
Ăn nhiều cơm có tăng chiều cao không?
Cơm đóng vai trò quan trọng trong cân bằng dinh dưỡng cũng như thói quen ăn uống hằng ngày của gia đình Việt. Trẻ em có thể ăn cơm và nên ăn cơm hằng ngày để có sức khỏe tốt, phát triển chiều cao nhanh chóng.
Việc ăn cơm giúp bổ sung năng lượng để trẻ có thể hoạt động thể chất, học tập hiệu quả trong cả ngày dài.
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng vi khoáng, trong đó có nhiều vi khoáng có lợi cho sự phát triển chiều cao như canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, selen, vitamin nhóm B… giúp nuôi dưỡng hệ xương khớp chắc khỏe, thúc đẩy tăng trưởng chiều cao nhanh chóng.
Tuy nhiên, cơm giúp tăng chiều cao chỉ khi trẻ ăn cơm một cách khoa học, lượng cơm hợp lý. Nếu trẻ ăn quá nhiều cơm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển thể chất.
Ăn nhiều cơm, trẻ có xu hướng sẽ giảm lượng thức ăn khác, gây mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu chất.

Cơm cũng làm tăng insulin máu. Điều này có thể cản trở tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng, tác động xấu đến sự phát triển chiều cao.
Thói quen ăn cơm nhiều cũng làm tăng sự tích tụ mỡ thừa, gây béo phì. Đây là một trong số các tác nhân ảnh hưởng xấu đến quá trình tăng trưởng chiều cao của con.
Điều chỉnh lượng cơm trong mỗi bữa ăn một cách hợp lý, phù hợp với thể trạng là việc cần thiết để giúp con yêu khỏe mạnh, cao lớn. Mỗi bữa ăn, trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì, dậy thì, có thể ăn từ 1-2 bát cơm để bổ sung năng lượng, hỗ trợ phát triển chiều cao nhanh chóng.
Những lưu ý khi ăn cơm tăng chiều cao
Để chiều cao của con tăng trưởng tốt và duy trì trạng thái sức khỏe, thể trạng tốt nhất, các bạn nên chú ý một số điểm sau đây khi ăn cơm hằng ngày.
– Mỗi bữa ăn không nên để con ăn quá 2 bát cơm
– Trong bữ ăn, nên ăn rau xanh trước sau đó mới ăn cơm. Chất xơ trong rau xanh sẽ hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong cơm.
– Có thể trộn cơm với một ít đậu đỏ, đậu đen để tăng hàm lượng vi khoáng cho thực đơn ăn uống.
– Tránh lựa chọn các loại gạo được đánh bóng, tẩy trắng quá kỹ. Những loại gạo này đã bị mất hết chất xơ, hao hụt khoáng chất, vitamin, giá trị dinh dưỡng bị giảm đi đáng kể.
– Hạn chế để con ăn cơm chiên. Cơm chiên chứa nhiều dầu có thể làm tăng mức lipid máu.
– Không ăn cơm quá khô, quá nhão, có thể ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống.

– Cơm nấu chỉ nên ăn 1 lần, tránh hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ làm giảm dinh dưỡng.
– Áp dụng thực đơn ăn uống khoa học trong mỗi bữa ăn, ăn đa dạng thực phẩm thịt cá, rau củ, trái cây, sữa và sản phẩm làm từ sữa… để cân bằng dinh dưỡng.
– Khuyến khích con chơi thể thao 45 – 60 phút hằng ngày để hỗ trợ quá trình khoáng hóa xương, nâng cao sức khỏe.
– Động viên con đi ngủ trước 22h, ngủ 7-9 tiếng/ngày sẽ thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra nhiều hormone tăng trưởng hơn, có lợi cho sự phát triển chiều cao tự nhiên.
– Có thể kết hợp tiêu thụ cơm trắng và cơm gạo lứt. Gạo lứt có hàm lượng chất xơ và protein cao hơn so với gạo trắng.
Ăn cơm đúng cách sẽ đem đến nhiều lợi ích sức khỏe, củng cố hệ xương vững chắc và thúc đẩy chiều cao phát triển vượt trội. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích con ăn cơm ít nhất 1 bữa/ngày, kết hợp với các thực phẩm khác và chế độ sinh hoạt lành mạnh để chiều cao phát triển thuận lợi nhé.